Những người làm báo không chuyên

Đời sống báo chí muôn màu muôn vẻ, đội ngũ những người làm báo bên cạnh những nhà báo chuyên nghiệp còn có thêm rất nhiều những cây bút không chuyên. Họ tuy không ăn lương của một tòa soạn, không nằm trong biên chế của một cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực báo chí nhưng vẫn mang đến những tác phẩm báo chí có giá trị. Những đồng nghiệp báo chí của họ tại các tòa soạn thường gọi những tác giả này với cái tên trìu mến là các 'cộng tác viên'.

Những phóng viên ảnh không chuyên tác nghiệp tại Tuần du lịch “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An” năm 20119. Ảnh: P.V

Đội ngũ cộng tác viên trên BáoNinh Bình từ lâu đã tồn tại với nhiều tác giả: Lâm Xuân Vi, Bình Nguyên, NinhĐức Hậu, Trần Lâm Bình, Đinh Hữu Niên, Nguyễn Thị Bình, Đinh Văn Chiêm, VũThanh Lịch, Phạm Tâm An... Đội ngũ tác giả này thành phần và nghề nghiệp khá đadạng. Có tác giả là các nhà văn, nhà thơ nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực vănhóa văn nghệ như Thanh Thản, Nguyễn Thị Bình, Ninh Đức Hậu, Nguyễn Khắc Thiệu. Có người là các nhà chuyên môn,chuyên chú về một lĩnh vực đặc thù như Nguyễn Cao Tấn- khảo cổ học, Nguyễn Hoán– bác sỹ y học cổ truyền, Tuấn Hải, Bùi Duy Tư, Ninh Mạnh Thắng với lĩnh vựcảnh...Có những cây bút chỉ thuần túy là những người sáng tác trong lĩnh vực thơhoặc văn như Võ Ngột, Lê Công, Vũ Đức Thanh, Trần Xuân Trường, Phạm Tâm An,Trần Anh Thuận (thơ); Vũ Thanh Lịch (văn).

Nhiều người trong số này là hội viênHội VHNT tỉnh, phần đa các cây bút này thường viết cả lĩnh vực lý luận phê bìnhlẫn sáng tác, nghiên cứu sưu tầm. Thậm chí có những tác giả khá “đa năng” nhưNinh Đức Hậu, ngoài làm thơ, viết truyện, viết phê bình còn kiêm thêm tác phẩmảnh... Chính đội ngũ những cây bút này, với tài năng và tâm huyết của mình đãgóp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của những trang viết thu hút thêm lượngđộc giả của báo. Ngoài ra ở một góc độ khác, sự góp mặt của các cộng tác viêngiúp gia tăng tính cạnh tranh bài vở, tạo thêm động lực để các phóng viên chínhthức của tòa soạn phải không ngừng sáng tạo, đổi mới tư duy nghề nghiệp nếu nhưkhông muốn bị thua ngay trên sân nhà.

Tuy nhiên, hạn chế của những cây bút nàyđó là thường chỉ “giới hạn” trong phạm vi nghề nghiệp, lĩnh vực mình công tác,như các tác giả nêu trên thường viết ở phạm vi phản ánh thuộc ở lĩnh vực vănhóa, văn nghệ, hoạt động sáng tác, nên tính thời sự của vấn đề cũng chưa cao,nhiều tác phẩm còn chưa tuân thủ các quy ước về thể loại nên cũng đưa đến nhữngkhó khăn nhất định cho những người làm công tác biên tập.

Bên cạnh đội ngũcác cây bút chuyên “cày ải” ở lĩnh vực văn hóa, văn nghệ còn phải kể đến sốlượng không nhỏ các tác giả là những người hoạt động trong lĩnh vực thông tintuyên truyền tại các cơ quan chuyên môn đặc thù như: Công an tỉnh, Bộ CHQStỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh. Ưu điểm của các cây bút này là cóchuyên môn sâu, rất am hiểu về lĩnh vực ngành, nghề mình công tác nên thường cónhững bài viết rất kịp thời, nhiều thông tin mới về tình hình ANTT, xã hội, cơquan, đơn vị mình. Có thể kể tên nhiều cây bút hoạt động rất tích cực ở các đơnvị này như: Nguyễn Bình, Hà Thanh Thủy, Tố Uyên, Quốc Huy, Sao Mai (Công antỉnh); Hồng Nam, Đức Lâm, Hoàng Tâm, Đinh Tiến Hóa (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh);Quốc Việt (Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh).

Mỗi năm vào dịp 21/6- ngày báo chí cách mạngViệt Nam,những người làm báo lại được xã hội quan tâm tôn vinh. Trong niềm vui chung củanhững người cầm bút chuyên nghiệp hẳn có cả niềm tự hào riêng của đội ngũ nhữngcộng tác viên, những người đã không quản khó khăn, vất vả đồng hành cùng cácnhà báo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị chung của những “người chiến sỹ tiênphong trên mặt trận văn hóa tư tưởng”.

Mai Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nhung-nguoi-lam-bao-khong-chuyen-20190614083630596p3c24.htm