Những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử
Họ là những người phụ nữ xinh đẹp, thông minh, tài giỏi và hơn thế họ có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với đất nước họ và thậm chí là với cả thế giới. Đó là những hoàng đế, nữ hoàng, nữ tướng quyền lực có thể làm thay đổi lịch sử.
1. Cléopetre (69 TCN - 30 TCN)
Là một người đàn bà đẹp mê hồn của Ai Cập từ hơn 2.000 năm trước, Cléopetre trở thành nữ hoàng khi mới 18 tuổi nhưng bà đã cai trị thành công đất nước Ai Cập. Không chỉ đẹp, Cléopetre còn có một trí thông minh tuyệt vời, tầm hiểu biết sâu rộng và khả năng thuyết phục có một không hai.
Với mối tình tay ba với hai người hùng của La Mã cổ đại: Hulius Caesar – vị Thống soái La Mã (100-44 trước Công Nguyên (TCN) và Antony – một trong ba người chấp chính của La Mã những năm 82-30 TCN, Cléopetre đã không chỉ bảo vệ được lợi ích cho đất nước Ai Cập mà còn ngăn cản không cho người La Mã chiếm đoạt Địa Trung Hải.
Sau này, Blaise Pascal – nhà toán học, vật lý học, triết học và nhà văn Pháp đã nói: “Nếu cái mũi của Cléopetre dài thêm một chút thì cục diện thế giới sẽ thay đổi”.
2. Nefertari - Nữ hoàng Ai Cập thế kỷ XIV trước công nguyên
Nefertari có lẽ là một người đàn bà đẹp nhất trong lịch sử Ai Cập vì tên của bà có nghĩa là “Người Đẹp đã đến”. Người dân thời đó tin rằng nếu thần Mặt Trời xem màn múa thoát y nổi tiếng trong lịch sử của bà, một phần quan trọng trong hoạt động thường nhật, thì ngài sẽ đối xử tử tế hơn với thần dân Ai Cập. Và đó đã trở thành sứ mệnh của Nefertari.
Bi kịch cuộc đời bà bắt đầu khi Nefertari kết hôn với Akhenaten vào năm trị vì thứ 2 của ông, khoảng 1.350 trước Công nguyên (TCN). Bằng sắc đẹp của mình bà đã làm cho Akhenaten mê muội và phải thực hiện mọi yêu cầu của bà. Akhenaten đã trao cho bà quyền lực tối ưu trong một loại hình tôn giáo mới, nhằm tôn vinh vị thần Aten (thần Mặt trời) trên mọi thần khác.
Điều này làm các thầy tu vốn tôn sùng thần Amen nổi giận. Khi họ phản đối, Akhenaten đã đóng cửa các ngôi đền của họ, gây ra một biến cố lớn trong suốt thời gian cai trị của ông. Khi triều đại Akhenaten đã suy tàn và ông đã mất vào năm 1336 TCN, Nefertari càng trở lên quyền lực hơn khi bà trở thành đồng nhiếp chính của vị vua kế nhiệm.
Ai Cập hoàn toàn nằm trong tay nữ hoàng Nefertari. Bà đã tìm cách đền bù lại những rắc rối xảy ra trong thời kỳ đầu cai trị của chồng mình là tiếp tục cho phép người Ai Cập thờ các vị thần khác ngoài thần Aten nhưng đã quá muộn. Hành động đó không giúp bà thoát khỏi việc bị kẻ thù tàn sát.
Ngày nay, xác ướp của bà vẫn nằm trong ngôi mộ của vua Amenhotep II. Đó có thể là nơi yên nghỉ cuối cùng của người đàn bà xinh đẹp, quyền lực và bí ẩn nhất trong lịch sử. Về sau, một bức tượng bán thân của bà được tìm thấy tại Ai Cập năm 1912.
3. Nữ hoàng Võ Tắc Thiên (625 - 705)
Tên thật là Võ Chiếu, con gái của một vị đô đốc huyện lợi thời Đường Cao tổ. Là một người con gái đẹp tuyệt vời, bà được cả hai đời vua là Đường Thái Tông và Đường Cao Tông sủng ái và trở thành Hoàng hậu của vua Đường Cao Tông.
Cả trong lịch sử và truyền thuyết Trung Hoa, Võ Tắc Thiên là một người đàn bà thông minh tuyệt vời, nhiều mưu lược và tàn ác. Ngay cả khi vua Đường Cao Tông chồng bà còn trị vì đất nước, Võ Tắc Thiên đã nhiều lần ra tay tàn sát để chiếm đoạt và duy trì ngôi cao.
Sau 20 năm chấp chính, ngày 9 tháng 9 năm 690, Võ Tắc Thiên lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Chu. Từ khi trở thành vị nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa, bà có một loạt các chính sách tiến bộ trong việc dùng người tài, trí thức, tập hợp trí tuệ tổ chức thi cử, khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy lợi, phát triển quân sự...
Trị vì được 50 năm bà đã làm thay đổi đất nước Trung Hoa với một nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định và dân số tăng cao.
4. Isabella I (1452 - 1540)
Trở thành Nữ hoàng khi 23 tuổi, Isabella I là một người phụ nữ xinh đẹp, thông minh và dũng cảm. Bà là người có công lớn trong việc thống nhất Tây Ban Nha sau 700 năm phân tán đất đai (1492).
Đặc biệt, bà đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong việc nhà thám hiểm hàng hải Columbus phát hiện ra châu Mỹ.
Bà đã ủng hộ kế hoạch của Columbus và cung cấp tiền để ông tiến hành chuyến thám hiểm về hướng Tây. Khi ông trở về, Nữ hoàng Isabella I cùng chồng đã tiếp đón ông và tiếp tục hỗ trợ để ông tiến hành thêm 3 chuyến đi biển đến châu Mỹ.
Sự nhìn xa trông rộng và ủng hộ của bà kết hợp với ý tưởng táo bạo của Columbus đã giúp phát hiện ra được một châu lục mới, khiến cho phần lớn châu Mỹ sau đó trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Châu Âu.
5. Nữ hoàng Elizabeth I (1533 - 1603)
Là một trong 9 vị nữ hoàng của nước Anh, Elizabeth I trị vì đất nước 45 năm. Elizabeth I không chỉ là người có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nước Anh mà bà còn có ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử thế giới. Elizabeth I là một phụ nữ tài năng về nhiều mặt: Chính trị; quân sự; ngoại giao và tập trung trí lực để trị vì đất nước.
Thời bà trị vì, nước Anh đạt được nhiều thành tựu vĩ đại cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Đặc biệt bà đã xây dựng hải quân Anh trở thành một trong những lực lượng hàng đầu thế giới.
Bà không có gia đình riêng do những toan tính, cân nhắc đến những lợi ích quân sự, chính trị, ngoại giao giữa Anh và các nước lớn lúc bấy giờ là Pháp và Tây Ban Nha cũng như lợi ích của các tôn giáo đương thời.
Bởi thế, suốt cuộc đời bà là một phụ nữ cô độc và trinh tiết. Elizabeth I mở ra cho nước Anh thời đại của một đế quốc phát triển. Sau này một đại quý tộc Anh từng nói: “Nước Anh tự hào vì có Elizabeth I”.
6. Nữ hoàng Nga Catherine II (1729 - 1796)
Một nhà sử học đã nói rằng: “Muốn tìm hiểu hệ thống tổ chức chính trị nước Nga, hãy tìm hiểu Catherine II”. Một cuộc đảo chính đã giúp bà thoát khỏi chồng là Pierre III (một vị vua kém cả về trí và lực).
Catherine II không được chính thức lên ngôi nữ Hoàng đế vì bà không phải là người Nga mà chỉ là nhiếp chính cho con trai bà, lúc bấy giờ bà đã bước sang tuổi 35. Đến Nga lúc 15 tuổi, là một phụ nữ tri thức, bà đã có những mối quan hệ với đại sứ các nước.
Sau khi lên cầm quyền, bà sử dụng chính sách “chuyên chế quân chủ khai sáng”, tập trung quyền lực ở Trung ương, cải cách trên nhiều phương diện, thúc đẩy xã hội phát triển. Catherine II có biệt tài lung lạc lòng người, vì thế bà luôn được mọi người ủng hộ kể cả những người có địa vị thấp kém trong xã hội.
Trong 34 năm trị vì, Catherine II đã xây dựng quân đội Nga với 125 vạn quân, bà tự cầm binh đánh giặc 32 lần, mở rộng hải quân, phát triển công nghiệp vũ khí. Nhiều cuộc chiến tranh đã được bà khởi chiến và tiến hành như: chiến tranh xâm lược Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển...
Năm 1775, bà cải cách toàn bộ bộ máy hành chính cấp tỉnh và huyện. Năm 1783, bà thành lập Hàn lâm viện Nga, khuyến khích việc in ấn, lo về giáo dục, xây dựng Luật học đường...
7. Indira Gandhi (1917 - 1984)
Người phụ nữ Ấn Độ này đã 3 lần làm Thủ tướng Ấn Độ, là người nối tiếp Nehru trở thành lãnh tụ của cuộc vận động không liên minh thế giới. Bà được đánh giá là người phụ nữ có quyền nhất thế giới.
Tham gia quyết liệt vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Indira Gandhi đã trải qua nhiều gian khổ và tù đày. Năm 1966, bà trở thành vị Thủ tướng được bầu cử đầu tiên ở Ấn Độ.
8. Magaret Thatcher (1925 -2008)
Sau khi trở thành vị nữ Thủ tướng đầu tiên của nước Anh (và cả của châu Âu), liên tiếp trong 3 nhiệm kỳ Margaret Thatcher giữ ngôi vị Thủ tướng. Bà là người tài năng, thẳng thắn, gan dạ và dũng cảm. Thế giới gọi bà là Người đàn bà thép!
Bà đưa ra một chính sách mới mà mọi người gọi là Chủ nghĩa Margaret Thatcher. Điểm quan trọng của chính sách này là: hạn chế cung ứng tiền tệ, giảm chi tiêu của chính phủ, ngăn ngừa lạm phát, hạn chế can thiệp của chính phủ vào sinh hoạt kinh tế, cải cách kết cấu công nghiệp, tư hữu hóa trên diện rộng...
Những câu chuyện về bà - người đàn bà thép - được người Anh và cả thế giới truyền tụng. Người Anh so bà ngang với Elizabeth I và mới đây đúc tượng bà để tỏ lòng yêu kính.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nguồn: VTV24.