Những phương pháp điều trị y học cổ xưa mãi mãi lưu lại trong quá khứ

Từ xưa đến nay, con người luôn cần được hỗ trợ về mặt y tế. Đôi khi tổ tiên của chúng ta sở hữu kiến thức tiên tiến đến nỗi ngay cả y học hiện đại cũng không thể giải thích được. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp trước đây đều khá kỳ lạ, nếu không muốn nói là rất nguy hiểm.

Điều trị đau răng bằng cách hút mỡ dê

Ngay từ thời xa xưa, con người đã biết làm vật liệu hàn răng và phục hình răng. Một chiếc răng người được tìm thấy ở Ý với các dấu hiệu của sự can thiệp từ nha khoa, được xác định là khoảng 14.000 năm tuổi.

Ngoài ra có một số phương pháp cổ đại khá bất thường: Avicenna khuyến cáo bệnh nhân hút thuốc bằng hỗn hợp đốt cháy mỡ dê, lá móng và hành tây như một phương pháp điều trị nha khoa, còn Pliny the Elder tin rằng cách duy nhất để hết đau răng là bắt một con cóc vào lúc nửa đêm, nhổ vào miệng nó và nói những từ "chữa khỏi" đặc biệt.

Các bà mẹ sinh con đứng hoặc ngồi trên lưng

Ở Ấn Độ cổ đại, họ đã biết cách thay đổi vị trí của thai nhi trong tử cung. Và ở một số bộ lạc châu Phi, những người hành nghề chữa bệnh đã có thể mổ lấy thai bằng các dụng cụ thô sơ của họ.

Trong thời kỳ trung cổ, do ảnh hưởng của nhà thờ, phần lớn kiến thức cổ đại đã bị mất, hộ sinh chưa phát triển nên rất nhiều phụ nữ và trẻ sơ sinh bị chết trong quá trình sinh nở.

Sử dụng chiết xuất từ cây bách xù và cây mandrake làm thuốc gây mê

Tổ tiên của chúng ta đã đạt được kết quả tuyệt vời trong phẫu thuật. Ở Lưỡng Hà cổ đại, các bác sĩ đã sử dụng rượu và thuốc phiện để giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn.

Ở Ai Cập cổ đại, họ điều chế chất chiết xuất từ quả mandrake. Ở Ấn Độ và Trung Quốc, cây bách xù, cần sa và aconite được sử dụng làm chất gây mê. Thật khó để nói chúng đã hiệu quả như thế nào.

Các bệnh mãn tính đã được điều trị bằng tập thể dục và nước thánh

Vào thời Hippocrates (460-370 TCN), họ tin rằng chứng động kinh là do ý muốn của Chúa. Ông tin rằng lý do gây ra căn bệnh này là do gió, lạnh và nắng. Còn vào thời trung cổ, những người bị động kinh được cho là bị quỷ ám và được chữa trị bằng những lời cầu nguyện và nước thánh.

Các bác sĩ cổ đại điều trị bệnh tiểu đường bằng các bài tập thể dục và các loại thảo mộc chữa bệnh, nhưng điều này không mang lại kết quả tích cực nào và bệnh nhân thường tử vong.

Các bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến, được coi là không thể chữa khỏi. Bệnh nhân phải đeo một chiếc chuông để cảnh báo những người khác tránh xa.

Hầu hết tất cả các bệnh đều được điều trị bằng phương pháp truyền máu

“Hút máu” rất phổ biến ở Ấn Độ và các nước Ả Rập và thậm chí còn được đề cập trong các tài liệu từ Hy Lạp và Ai Cập cổ đại. Người ta tin rằng máu có chứa "chất độc xấu", phải được thải ra ngoài để cứu chữa bệnh nhân. Phương pháp này đã được phổ biến cho đến thế kỷ 19.

Sử dụng nọc rắn và các loại thảo mộc độc

Trước khi có thuốc kháng sinh, con người đã cố gắng chống lại nhiễm trùng bằng các biện pháp khắc phục dựa trên chất độc thực vật và nọc độc của viper. Các nhà khoa học hiện đại đã đi đến kết luận rằng lý do cho các hoạt động kháng khuẩn của chúng là các protein nhỏ được gọi là phân rã.

Ở Ai Cập cổ đại, họ sử dụng cần sa, thuốc phiện và henbane. Vào thời trung cổ, các bác sĩ đã thêm rắn khô và bọ cạp vào phương thuốc của họ.

Sử dụng phương pháp khoan sọ

Đau đầu, động kinh và các rối loạn tâm lý khác từng được chữa khỏi bằng các biện pháp “ghê rợn”: các bác sĩ khoan lỗ trên hộp sọ của bệnh nhân. Trephination là hoạt động phẫu thuật lâu đời nhất. Bằng chứng cũng được tìm thấy trong tàn tích của con người từ thời đại đồ đá mới. Phương pháp này rất phổ biến trong các nền văn minh cổ đại của Mỹ, cũng như trong thời kỳ Phục hưng.

Thuốc xổ là một phương pháp điều trị rất phổ biến

Tất cả các vấn đề về tiêu hóa, buồn ngủ, co thắt dạ dày và ký sinh trùng đều được điều trị bằng thuốc xổ khói thuốc lá, một phương pháp được người da đỏ Bắc Mỹ áp dụng. Tuy nhiên, vào thế kỷ 19, họ phát hiện ra rằng thuốc lá có chứa chất độc nicotin, và những loại thuốc xổ này đã trở nên lỗi thời.

Theo Brightside

Linh Linh

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/nhung-phuong-phap-dieu-tri-y-hoc-co-xua-mai-mai-luu-lai-trong-qua-khu-554617.html