Andorra: Quốc gia châu Âu này không có quân đội thường trực, thay vào đó lại có hiệp ước quân sự với hai quốc gia láng giềng là Pháp và Tây Ban Nha.
Costa Rica: Sau cuộc nội chiến tàn khốc giữa thế kỉ XX, Costa Rica đã bãi bỏ lực lượng quân sự của mình vào năm 1948, lấy ngày 01/12 là ngày kỉ niệm giải tán quân đội. Quốc gia Trung Mỹ này chỉ duy trì một lực lượng nhỏ bán quân sự, chịu trách nhiệm tuần tra và kiểm soát.
Vatican: Đây là quốc gia nhỏ nhất thế giới, cả về diện tích và dân số. Vatican cũng không có hiệp ước quân sự với Italy do lập trường trước đây về duy trì trung lập. Lực lượng Vệ binh danh dự và Vệ binh Palatine đã bị xóa bỏ từ năm 1970. Tuy nhiên, tại đây có đội cận vệ Thụy Sĩ chịu trách nhiệm bảo vệ Giáo hoàng, và lực lượng Hiến binh Vatican đảm bảo an ninh nội bộ.
Dominica: Quốc gia vùng vịnh Caribbean đã giải tán quân đội vào năm 1981 và hiện nay, nhiệm vụ quốc phòng được giao cho lực lượng cảnh sát Dominica, trong đó có bao gồm lực lượng phòng vệ bờ biển.
Monaco: Monaco không có quân đội từ thế kỷ 17. Mặc dù Pháp chịu trách nhiệm bảo vệ Monaco, công quốc này vẫn có 2 đơn vị vũ trang nhỏ. Một đơn vị đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ hoàng gia và đơn vị còn lại bảo vệ dân thường.
Liên bang Micronesia: Nằm dọc khu vực Tây Thái Bình Dương, quốc đảo này không có quân đội vì các nhu cầu phòng vệ và an ninh được Mỹ đảm nhận theo Thỏa thuận Hiệp hội tự do (CFA).
Greneda: Sau cuộc xâm lược năm 1983 của Mỹ, quốc gia Caribe này đã giải tán lực lượng quân đội. Lực lượng cảnh sát Hoàng gia Greneda chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh, trong khi lực lượng An ninh Khu vực chịu trách nhiệm giữ vững quốc phòng.
Iceland: Quốc gia Bắc Âu này giải tán quân đội năm 1869. Iceland là thành viên NATO duy nhất không có quân đội riêng, nhưng có thỏa thuận về đảm bảo an ninh quốc phòng với các nước láng giềng và các thành viên NATO khác. Thực ra Iceland có một hệ thống phòng không, lực lượng gìn giữ hòa bình, lực lượng bảo vệ bờ biển đã được quân sự hóa và lực lượng cảnh sát được trang bị rất tốt.
Kiribata: Hiến pháp không cho phép Kiribata thành lập quân đội. Australia và New Zealand giúp quốc đảo Thái Bình Dương này đảm bảo quốc phòng, còn an ninh nội địa do lực lượng cảnh sát Kiribata đảm nhiệm.
Liechtenstein: Quốc gia châu Âu nhỏ bé này đã giải tán quân đội năm 1868 do chi phí duy trì cao. Tuy nhiên, hiến pháp nước này vẫn có điều khoản thành lập quân đội trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Rất may kịch bản này chưa bao giờ xảy ra.
Quần đảo Marshall: Quốc đảo này không có lực lượng quân đội thường xuyên. Việc phòng vệ do Mỹ đảm nhận theo CFA. Tuy nhiên, nước này có lực lượng cảnh sát đảm bảo an ninh nội bộ, trong đó có cả một đơn vị Giám sát Hàng hải.
Mauritius: Quốc đảo Ấn Độ Dương này không có quân đội từ năm 1968. Thay vào đó, họ có lực lượng cảnh sát, lực lượng lưu động đặc biệt và lực lượng Bảo vệ Bờ biển Quốc gia.
Nauru: Quốc gia Trung Phi này không có lực lượng quân đội, nhưng có thỏa thuận không chính thức với Australia về hợp tác quốc phòng.
Palau: Quốc đảo này có thỏa thuận CFA với Mỹ về đảm bảo quốc phòng do đó chỉ thành lập lực lượng cảnh sát địa phương đóng vai trò đảm bảo pháp luật và trật tự xã hội.
Saint Lucia : Cũng giống như nhiều nước láng giềng vùng Caribe, việc phòng vệ của Saint Lucia do hệ thống An ninh Khu vực đảm bảo. Cảnh sát Hoàng gia Saint Lucia chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh nội bộ.
Samoa : Quốc gia này không có quân đội, nhưng có quan hệ phòng vệ không chính thức với New Zealand theo Hiệp ước hữu nghị năm 1962.
Tuvalu: Quốc đảo này chưa từng có quân đội. An ninh nội địa hiên nay do Lực lượng cảnh sát Tuvalu đảm nhiệm.
Đức Anh (Theo MSN News)