Những sai lầm tai hại khi ăn cà chua, nhiều người biết mà vẫn làm
Mặc dù cà chua là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng như các thực phẩm khác, nếu ăn sai cách có thể gây hại khó lường.
Ăn cà chua xanh
Cà chua xanh có chất solanin - một ancaloit tương đối độc. Nhưng khi cà chua thật chín thì không còn solanin.
Khi bạn ăn cà chua xanh dễ bị chứng ngộ độc như buồn nôn, nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Ăn cà chua khi đói
Trong thành phần của quả cà chua có chất pectin và nhựa phenolic, nếu bạn ăn chúng vào lúc đói, những chất này có thể phản ứng với axít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày gây ra những bệnh về đường tiêu hóa dạ dày, khiến bạn dễ dàng buồn nôn hoặc chướng bụng khó tiêu.
Ăn nhiều hạt cà chua
Hạt cà chua không thề được tiêu hóa khi hấp thu vào dạ dày của chúng ta. Nếu chúng ta ăn quá nhiều trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua có thể lọt vào ruột thừa, dễ gây viêm ruột thừa.
Ăn cà chua khi đói
Ăn cà chua vào lúc đói, chất pectin và nhựa phenolic có trong cà chua có thể phản ứng với axít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng.
Dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài
Khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Ăn cà chua và dưa chuột
Bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.