Những sự kiện nổi bật tuần qua

Giá dầu giảm đầu tuần do số ca nhiễm mới Covid-19 toàn cầu tăng mạnh, cuối tuần giá dầu tăng nhẹ do Covid-19 vẫn không ngừng gia tăng tại Mỹ và hàng tồn kho cũng bất ngờ tăng cao; Các thành viên OPEC+ quyết định nới lỏng việc cắt giảm sản lượng nguồn cung trên thị trường bắt đầu từ ngày 1/8; Căng thẳng quan hệ Mỹ -Trung tiếp tục leo thang; Nhập khẩu LNG sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng vọt 300%. Lần đầu tiên trong lịch sử, dầu của Iraq cao hơn dầu Brent.

1. Đầu tuần giá dầu diến biến trái chiều, ngày 20/07, Brent giảm 1,5% xuống mức thấp nhất trong tuần 42,51 USD/thùng do lo ngại về số ca nhiễm mới Covid-19 toàn cầu tăng mạnh, tuy nhiên, đến cuối phiên giao dịch Brent đã tăng trở lại lên 43,22 USD/thùng nhờ kết quả thử nghiệm vaccine chống Covid-19 hứa hẹn của Moderna (Mỹ). Ngày 22/7 giá dầu bất ngờ tăng mạnh do được hỗ trợ bởi thông tin tích cực về sự phát triển vaccine, giá dầu giảm trở lại trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (23/7) trước báo cáo về số lượng hàng tồn kho của Mỹ tăng cao, tính đến ngày 24/7 giá dầu tăng nhẹ, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 41,15 USD/thùng - tăng 0,19%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 43,4 USD/thùng - tăng 0,21%.

2. Đề cập về các lệnh trừng phạt của Mỹ, đặc biệt là với dự án Nord Stream 2 và Turk Stream, đại diện cao cấp về chính sách đối ngoại và an ninh của EU cho biết, chính sách của châu Âu nên được châu Âu quyết định chứ không phải bởi các nước thứ ba.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/chau-au-chinh-thuc-len-tieng-truoc-su-de-doa-cua-my-voi-nord-stream-2-574591.html

3. Sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ dầu nội địa Trung Quốc đã phục hồi hoàn toàn. Trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua, các công ty Trung Quốc đã tranh thủ giá dầu thô để nhập khẩu một lượng kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Với chính sách nhập khẩu, tăng năng lực dự trữ và tinh chế dầu thô, có thể nói Trung Quốc đang phát triển Thượng Hải trở thành một trung tâm giao dịch dầu thô và sản phẩm dầu mỏ hàng đầu thế giới (cùng với CME và ICE tại Mỹ.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/vi-the-moi-cua-trung-quoc-co-the-anh-huong-den-thi-truong-dau-mo-toan-cau-574724.html

4. Chevron công bố thương vụ mua lại đối thủ Noble Energy với giá 5 tỷ USD, thanh toán bằng cổ phiếu tỷ lệ 1:11,91. Sau khi hoàn tất, cổ đông Noble Energy sẽ nhận được 3% cổ phần Chevron. Tính cả nợ, giá trị thương vụ lên tới 13 tỷ USD. Việc mua lại Noble Energy mở ra cho Chevron nguồn trữ lượng đã chứng minh với chi phí sản xuất thấp, đồng thời quyền truy cập trữ lượng tài nguyên dồi dào chưa được khám phá tại Mỹ, đông Địa Trung Hải và châu Phi, giúp đẩy mạnh lĩnh vực upstream.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/thuong-vu-lon-nhat-cua-chevron-thoi-khung-hoang-574522.html

5. Lọc dầu Trung Quốc lập kỷ lục mới, tàu chở dầu cỡ lớn xếp hàng dài ngoài khơi. Khối lượng tinh chế dầu thô của Trung Quốc trong tháng 6 vượt mốc 14,08 triệu bpd, lập kỷ lục mới, tăng 390.000 bpd so với tháng 5 và 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/loc-dau-trung-quoc-lap-ky-luc-moi-tau-cho-dau-co-lon-xep-hang-dai-ngoai-khoi-574447.html

6. Khi giá dầu thô xuống thấp, các công ty vận hành giàn khoan dầu khí ngoài khơi và các nhà sản xuất dầu phải đối mặt với làn sóng phá sản thứ hai chỉ trong 4 năm. Hoạt động khai thác và dịch vụ dầu khí ngoài khơi đã ghi nhận kết quả tồi tệ nhất khi cổ phiếu của 10 công ty hàng đầu giảm 77% kể từ đầu năm 2020.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/kho-khan-bua-vay-dau-khi-ngoai-khoi-574618.html

7. Latvia đã mua lại cổ phần của tập đoàn Gazprom trong Conexus Baltic Grid, công ty điều hành các đường ống dẫn khí đốt và và sở hữu cơ sở hạ tầng lưu trữ khí duy nhất ở các nước Baltic, và qua đó nắm quyền kiểm soát công ty này.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/latvia-tien-them-mot-buoc-trong-viec-giam-phu-thuoc-vao-nga-574670.html

8. Repsol SA cho biết họ đã lỗ ròng 2 tỷ euro (2,31 tỷ USD) trong quý II năm nay do giá dầu và khí đốt giảm. https://nangluongquocte.petrotimes.vn/repsol-lo-nang-231-ty-usd-574708.html

9. Lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ, Thổ Nhĩ Kỳ không nhận khí từ hãng khí khổng lồ Gazprom của Nga trong ít nhất hai tuần; Thổ Nhĩ Kỳ đang lấy khí đốt từ Nga ít hơn 70% so với thời điểm này năm ngoái, đẩy gã khổng lồ khí đốt Gazprom vào danh sách đứng sau Azerbaijan và Iran trong các nhà cung cấp khí đốt chính của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đã thay thế khí đốt của Nga bằng khí đốt tự nhiên hóa lỏng, được cung cấp dồi dào cho thị trường châu Âu và rẻ hơn nhiều.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/tho-nhi-ky-tim-cach-giam-su-phu-thuoc-vao-khi-dot-cua-nga-574671.html

10. Năng lượng tái tạo vượt năng lượng hóa thạch: Trong 6 tháng đầu năm 2020, tại 27 quốc gia châu Âu, năng lượng tái tạo đã tạo ra 40% điện năng trong quý đầu tiên của năm 2020, nhờ sự gia tăng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và giảm nhu cầu, trong khi đó nhiên liệu hóa thạch chỉ chiếm 34%. Nhờ vậy, lượng khí thải CO2 từ ngành điện cũng giảm 23%.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/chau-au-lan-dau-tien-dien-tai-tao-vuot-nang-luong-hoa-thach-574699.html

11. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đã bùng phát thành cuộc “khẩu chiến” trên mạng xã hội khi bên liên tục công kích lẫn nhau. Giữa lúc Washington thể hiện quan điểm cứng rắn về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói ‘có kế hoạch’ thăm Trung Quốc.

Đồng Hoa

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/nhung-su-kien-noi-bat-tuan-qua-574778.html