Những sự thật thú vị về loài chim khổng lồ
Với thân hình cao lớn, bồ nông có sải cánh rộng đến 3m, bay cao tới 3.000m trên dòng hải lưu.
(VTC News) - Với thân hình cao lớn, bồ nông có sải cánh rộng đến 3m, bay cao tới 3.000m trên dòng hải lưu.
» Chim bồ câu chết, chủ đòi 300 triệu đồng
» Giết hại một loài chim quý hiếm, hai nam sinh bị bắt
» Đừng tưởng hiền mà dễ bắt nạt
» Chim nhảy giật lùi như Michael Jackson
» 'Chợ chim trăm tỷ' ở Hà Nội
» Thi thể cán bộ quản giáo chết trong rẫy cà phê
» Ngộ nghĩnh clip chim phá bĩnh mèo
» Triệt phá đường dây trộm chim cảnh 'đại gia'
» Hé lộ sức mạnh 'Chim ăn thịt' của quân đội Mỹ
Từng xuất hiện trong một số thần thoại của Kito giáo, với chiếc mỏ dài nổi bật, bồ nông là một trong những hình ảnh quen thuộc trên biển. Nhưng không phải ai cũng biết đến những sự thật thú vị về loài chim độc đáo này.
Với thân hình cao lớn, bồ nông có sải cánh rộng đến 3m, bay cao tới 3.000m trên dòng hải lưu.
Hiện trên thế giới còn tồn tại 8 loài bồ nông. Trừ châu Nam Cực, chúng có mặt ở hầu hết các châu lục, từ miền Nam Tasmania trải dài cho đến phía Đông Canada. Phần lớn bồ nông quen sống ở vùng nhiệt đới, quanh bờ biển và khu vực sông hồ.
Bồ nông có thể ăn đủ mọi thứ, dù là cá, là tôm cua nòng nọc hay thậm chí là rùa! Khi bồ nông đói đến kiệt quệ, chúng còn có thể dìm chết và nuốt chửng một chú hải âu tội nghiệp! Loài chim này sẽ dùng túi cổ họng lớn của mình để xúc nước, rồi lọc nước lấy con mồi.
Bình thường, các loài chim thường gặp khó khăn khi bắt mồi những lúc trời tối. Bồ nông lại khác. Chúng cảm nhận rất rõ các sinh vật ở dưới nước nhờ vào chiếc mỏ dài đa năng của mình. Chúng thường tụ tập bắt mồi cùng nhau.
Bồ nông dùng cánh đạp nước để kéo cá tôm lên bờ, rồi dùng mỏ xúc lên. Chỉ cần khéo léo hất nhẹ hàm dưới, chúng có thể kèm chặt tất cả con mồi. Nhiều lúc, tóm được cá lớn, loài vật này còn chơi trò quẳng mồi lên thật cao, ngoạm lấy rồi nuốt một cách ngon ơ.
Là một trong những loài chim to lớn nhất, nhưng trọng lượng xương của bồ nông thật khiến người ta sửng sốt! Bộ xương bồ nông chỉ chiếm 1/10 tổng trọng lượng cơ thể của nó – mà thường là 14kg.
Túi khí trong xương mang lại cho bồ nông khả năng hồi phục sức khỏe đáng kinh ngạc. Trong khi túi khí ở dưới cổ họng, phần da dưới ngực và ở dưới hai cánh giúp hệ tiêu hóa của loài vật này hoạt động rất hiệu quả.
Ngoài việc giúp giảm trọng lượng cơ thể và giúp nổi trên mặt nước, các túi khí cũng làm tăng lực bay bằng cách co dãn và vuốt ve liên tục lớp lông vũ ngang bụng. Nhờ vậy, bồ nông lao xuống nước bắt cá dễ dàng hơn các loài chim khác.
Khi bồ nông tán tỉnh nhau, chúng mở đóng mỏ liên tiếp để khiến túi họng của mình có tiếng rì rì. Chúng hất mỏ lên, và phơi mồi lên đó.
Thêm một điều hay ho nữa về loài chim này, đó là cả mỏ và các túi của chúng đều có thể đổi màu.
Lấy ví dụ, bồ nông châu Úc có thể đổi phần túi khí sang màu hồng tươi, màu cổ họng sang vàng nhạt, phần còn lại của mỏ thì sang màu xanh.
Các loài bồ nông khác nhau đổi những màu riêng biệt. Nhưng tất cả đều rất sống động và đẹp diệu kì. Bồ nông cả hai giới đều có thể ấp trứng ( thường là 1 – 3 quả) bằng cách đứng hoàn toàn bằng màng chân.
Còn rất nhiều điều thú vị để nói về loài chim với chiếc mỏ khổng lồ. Nhưng trong khuôn khổ một bài báo nhỏ, có lẽ nhiêu đây đã thỏa mãn phần nào trí tò mò của độc giả.
Cũng thật may mắn, bồ nông không phải là sinh vật quý hiếm, vậy nên, chỉ cần bạn ra biển, không khó để thoải mái ngắm nhìn Bồ nông sải cánh tung hoành.
Nguồn VTC: http://vtc.vn/394-352978/phong-su-kham-pha/nhung-su-that-thu-vi-ve-loai-chim-khong-lo.htm