Những thực phẩm siêu tốt cho người bị sỏi mật
Người bị sỏi mật không nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol như: thịt đỏ, mỡ, da, phủ tạng động vật, trứng gà, thức ăn chiên xào, thức ăn nhanh, sữa nguyên kem, phô mai, xúc xích để đảm bảo sức khỏe tốt, hạn chế sự phát triển của sỏi.
Sỏi mật là một trong những bệnh lý túi mật thường gặp nhất và đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến rối loạn chuyển hóa cholesterol và nhiễm khuẩn. Bởi vậy, trong ăn uống cần chú ý lựa chọn và kiêng kỵ thực phẩm một cách khôn ngoan và hợp lý.
Sỏi mật là một trong những bệnh lý túi mật thường gặp nhất và đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến rối loạn chuyển hóa cholesterol và nhiễm khuẩn. Bởi vậy, trong ăn uống cần chú ý lựa chọn và kiêng kỵ thực phẩm một cách khôn ngoan và hợp lý.
Cà rốt
Đây là loại rau rất giàu caroten, khi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng làm giảm thiểu sự hình thành sỏi đường mật.
Dưa hấu
Dưa hấu có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiện, rất thích hợp với người bị sỏi mật, viêm túi mật. Có thể ăn mỗi ngày 1kg hoặc ép nước uống. Vỏ dưa hấu nên thái vụn, phơi khô, dùng để hãm uống thay trà hàng ngày.
Củ cải
Củ cải có công dụng thanh nhiệt sinh tân, lương huyết, chỉ huyết, hóa đàm chỉ khái, lợi tiểu tiện, giải độc. Là một trong những thực phẩm lý tưởng cho người bị sỏi mật, sỏi tiết niệu. Dùng tốt nhất dưới dạng củ tươi rửa sạch, ép lấy nước uống.
Râu ngô
Râu ngô có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và hạ đường huyết, rất thích hợp với những người bị tăng huyết áp, viêm thận, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm túi mật, sỏi đường mật, viêm gan vàng da, tiểu đường. Mỗi ngày dùng 30 - 50g sắc uống thay trà trong ngày.
Rau diếp cá
Rau diếp cá có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, rất thích hợp với những người bị các chứng viêm nhiễm, viêm túi mật và sỏi đường mật. Có thể ăn sống hoặc sắc uống thay trà hằng ngày với lượng từ 150 - 180g.
Bí đao
Bí đao có công dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giảm độc và giảm béo, rất thích hợp với người bị viêm túi mật và sỏi đường mật. Dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn hoặc ép lấy nước uống. Vỏ bí đao cũng có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và tiêu thũng, dùng vỏ tươi 100 - 150g sắc uống thay trà trong ngày.
Cần tây
Cần tây có công dụng thanh nhiệt bình can, lợi mật, lợi thủy kiện vị, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, là thực phẩm lý tưởng cho người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, sỏi mật. Có thể xào nấu trong các món ăn, ăn sống hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.
Rau thìa là
Rau thìa là có công dụng thanh nhiệt giải độc. Những người bị sỏi mật mỗi ngày nên ăn một mớ rau thìa là (chừng 20g), ăn sống hoặc rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống, dùng liên tục trong vài tháng.
Người bị sỏi mật không nên ăn gì?
Khi phát hiện mình bị sỏi mật, đầu tiên bạn nên cắt giảm lượng chất béo và hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol. Bởi chúng là những yếu tố hàng đầu tạo nên sỏi mật và cũng chính là thủ phạm gây nên: các cơn đau tức hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu….
Các thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol như: thịt đỏ, mỡ, da, phủ tạng động vật, trứng gà, thức ăn chiên xào, thức ăn nhanh, sữa nguyên kem, phô mai, xúc xích…. Theo các chuyên gia khuyến cáo với người khỏe mạnh nên ăn 300 mg cholesterol/ngày, nhưng khi bị sỏi mật thì không nên ăn quá 200 mg cholesterol/ngày.
Thông qua ăn uống giúp hỗ trợ tối đa thời gian điều trị sỏi mật là ngắn nhất có thể. Tuy nhiên sử dụng phương pháp điều trị bằng thảo dược tự nhiên vẫn hiệu quả hơn cả. Phương pháp điều trị sỏi mật kết hợp các thành phần thảo dược khác nhau có tác dụng làm giảm các triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu do sỏi mật gây nên. Không chỉ thế, chúng còn có tác dụng bào mòn sỏi đưa sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu. Điều này đã được chứng minh cụ thể qua rất nhiều trường hợp áp dụng thành công kể cả sỏi thận, sỏi mật, sỏi gan.