Những tiêm kích bị ví như 'cỗ quan tài bay' đáng sợ nhất trong lịch sử
Một số máy bay quân sự trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thậm chí còn tạo ra mối đe dọa với phi công lớn hơn cả kẻ thù.
Trong lịch sử hàng không quân sự, một số
máy bay chiến đấu được mệnh danh là “cỗ quan tài bay”, do những hạn chế về công nghệ. Điều khiển những chiếc máy bay này cực kỳ nguy hiểm, thậm chí ngay cả khi không có ai tấn công và cố bắn hạ bạn.
Làm chủ một chiếc máy bay chiến đấu đầy uy lực cũng là một cuộc đấu tranh. Những thay đổi tương đối nhỏ trong thiết kế động cơ, vũ khí và khung máy bay có thể biến một phương tiện cũ mèm thành một cỗ máy chiến đấu tinh nhuệ. Tuy nhiên, đã có nhiều máy bay chiến đấu tốt nhất trong lịch sử từng bị các phi công ngờ vực. Danh tiếng của chúng hiếm khi kéo dài, đặc biệt trong Thế chiến 1 và Thế chiến 2. Nhiều máy bay từng thống trị bầu trời đã trở thành “những cỗ quan tài bay” khi công nghệ và chiến thuật trở nên tiến bộ hơn. Trong bài viết đăng tải trên tạp chí National Interest, chuyên gia an ninh hàng đầu thế giới Robert Farley thuộc trườngCao đẳng quân sựLục quân Mỹ (USAWC) đã điểm danh 5 chiến đấu cơ thảm họa nhất trong lịch sử hàng không quân sự.
1. Royal B.E.2
Royal B.E.2 là một trong những máy bay quân sự đầu tiên của Anh được đưa vào sản xuất công nghiệp đại trà, với khoảng 3.500 máy bay. Tiêm kích này cất cánh lần đầu vào năm 1912 và duy trì hoạt động cho đến năm 1919 với nhiệm vụ giảm dần khi các loại máy bay tốt hơn ra đời.
Theo một nghĩa nào đó, B.E.2 đại diện cho thế hệ máy bay chiến đấu đầu tiên bằng cách thể hiện tất cả những tính năng không mong muốn trên một máy bay chiến đấu, bao gồm tầm nhìn kém, độ tin cậy kém, khó điều khiển, tốc độ chậm và trang bị vũ khí nghèo nàn. Sự ra đời của tiêm kích Fokker Eindecker đã khiến B.E.2 trở nên tụt hậu. B.E.2 ngày càng trở nên nguy hiểm hơn và khả năng gặp rủi ro hay tai nạn cũng ngày càng gia tăng.
Mức độ khó điều khiển của B.E.2 và độ tin cậy kém kết hợp với quyết định của Anh duy trì hoạt động của máy bay này vượt quá thời hạn cần phải sửa đổi đã khiến nó đứng đầu danh sách những máy bay nguy hiểm nhất.
2. Brewster Buffalo
Là loại máy bay ngắn, thân mập và trông không được đẹp mắt cho lắm, Buffalo được đưa vào phục vụ cùng thời điểm với các tiêm kích vượt trội hơn là Mitsubishi A6M Zero của Nhật và Bf-109 của Đức. Chiến đấu cơ này được Mỹ chuyển giao cho Phần Lan sau chiến tranh Mùa Đông với ý định đưa vào hoạt động trên đất liền và trên tàu sân bay.
Trọng lượng của Brewster Buffalo gia tăng trong quá trình thiết kế bởi nó được bổ sung nhiều tính năng như trang bị thêm nhiều vũ khí hạng nặng, chứa nhiên liệu bổ sung và bọc giáp ngoài. Thật không may điều đó đã khiến sức mạnh của máy bay giảm đáng kể, không thể bắt kịp với chiến đấu cơ ra đời cùng thời điểm. Mặc dù những chiếc Buffalo do lực lượng không quân Phần Lan điều khiển đã thực hiện tốt nhiệm vụ chống lại Liên Xô trong những ngày đầu của “cuộc chiến Mùa đông”, nhưng chúng lại bị các tiêm kích Zeros và Oscars của Nhật Bản bắn hạ liên tục khi tham chiến tại Đông Nam Á. Từ đây lộ ra một điểm yếu nữa của Buffalo đó là loại máy bay này hoạt động kém hiệu quả dưới điều kiện nhiệt độ cao vốn rất phổ biến ở vùng nhiệt đới.
Chưa dừng lại ở đó, các phi công của thủy quân lục chiến Mỹ đã gán cho chiếc tiêm kích Buffalo biệt danh “quan tài bay” trong Trận chiến Midway, bởi màn trình diễn thảm họa trong cuộc chiến chống lại quân Nhật. Brewster Buffalo đã nhanh chóng được thay thế bằng Grumman F4F Wildcat – một tiêm kích hoạt động hiệu quả hơn nhiều.
3. Lavochkin-Gorbunov-GudkovLaGG-3
Việc hiện đại hóa quân sự thường mất nhiều thời gian. Đi ngược lại quan điểm này, vào những năm 1930, Liên Xô đã xây dựng lại ngành công nghiệp quân sự với tốc độ nhanh chóng, tối ưu hóa sản xuất dựa trên những công nghệ lạc hậu hơn so với các nước khác trong thời điểm đó. Liên Xô đã cho ra đời tiêm kích LaGG-3, phát triển từ nền tảng LaGG-1, với chuyến bay đầu tiên vào năm 1940. Đây là máy bay chiến đấu hàng đầu của không quân Liên Xô trong cuộc chiến chống phát xít Đức xâm lược vào năm 1941. Tuy nhiên, LaGG-3 sớm bị coi là thảm họa và các phi công Liên Xô đã phải ví nó như “chiếc quan tài được phục chế”.
Mặc dù được đưa vào sử dụng 5 năm sau
tiêm kích Bf-109 của Đức nhưng LaGG-3 về cơ bản là vô vọng trong việc vượt qua đối thủ. Chiến đấu cơ này là sự kết hợp giữa phần vỏ bằng gỗ nhẹ với một động cơ yếu ớt. Điều này có nghĩa là nó phải nỗ lực rất nhiều để giành được lợi thế chiến thuật trước các máy bay hạng nặng của Đức, và cũng dễ dàng vỡ nát nếu bị trúng đạn. Việc sản xuất LaGG-3 đáng lẽ ra kết thúc vào năm 1942, nhưng do quá trình đẩy mạnh sản xuất của ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô, nên đã kéo dài đến năm 1944. Tổng cộng có tới 6.528 chiếc LaGG-3 đã được tạo ra.
4. Mikoyan-GurevichMiG-23
MiG-23 được cho là câu trả lời của Liên Xô đối với các máy bay chiến đấu lớn của Mỹ như F-4 và F-111. Đây là tiêm kích cánh cụp cánh xòe đầy uy lực, có thể thực hiện cả vai trò tấn công và đánh chặn.
Nhưng Flogger giống như một “quái thú” nhiều hơn. Các phi công thuộc không đoàn “Đại bàng đỏ” của Mỹ, được giao nhiệm vụ xác định khả năng của Flogger, từng coi loại máy bay này như một thảm họa đang chực chờ xảy ra. Năm 1984, Tướng không quân M. Bond của Mỹ đã tử nạn khi lái chiếc Flogger. Là máy bay tương đối lớn, Flogger thiếu nhiều đặc tính ưu việt nhất của những máy bay ra đời trước đó, bao gồm việc quan sát hình ảnh nhỏ.
MiG-23 ban đầu dược dự định biên chế cho các lực lượng không quân thuộc Hiệp ước Warsaw, nhưng các khách hàng của Liên Xô thời điểm đó nhìn chung vẫn muốn giữ lại MiG-21 hơn (có tên khác là Fishbed – theo cách gọi của NATO). MiG-23 không được ưa chuộng lắm vì nó đã cho thấy sự khó khăn để giữ an toàn khi đưa vào hoạt động. Xét về thiết kế, các động cơ của loại tiêm kích này bị hao mòn khá nhanh, đồng nghĩa với việc các khách hàng của Liên Xô sẽ nhanh chóng phải thải loại máy bay chiến đấu của họ. Về hồ sơ chiến đấu, nhìn chung Flogger hoạt động không hiệu quả lắm trên các mặt trận Syria, Iraq và Libya. Như vậy không ngạc nhiên để thấy rằng MiG-23 sẽ được cho về hưu sớm hơn so với tiêm kích tiền nhiệm MiG-21.
5. Lockheed F-104Starfighter
Lockheed F-104 Starfighter là một tiêm kích có tốc độ nhanh, bề ngoài trông khá đẹp nhưng đây cũng là một “cái bẫy chết người” xứng đáng với biệt danh “cỗ quan tài bay” khi có tới hơn 30 vụ tai nạn cứ mỗi 100.000 giờ bay. Hơn 50% số lượng máy bay F-104 hoạt động tại Canada đã bị mất trong các vụ tai nạn và con số này là hơn 30% tại Đức.