Những trận chiến ít biết của Hồng quân sau Ngày Chiến thắng 9/5/1945
Các trận chiến của Hồng quân không kết thúc vào ngày 9 tháng 5, chúng tiếp tục nổ ra trong một thời gian dài sau Ngày Chiến thắng.
Xe tăng Liên Xô trên Quảng trường Wenceslas ở Praha,Tiệp Khắc năm 1945 (Ảnh: AP/TASS)
Báo Свободная Пресса (Free Press) của Nga ngày 9/5/2021 đăng bài viết tư liệu lịch sử cho hay, các cuộc chiến tranh thường bắt đầu rất nhanh chóng và bất ngờ, nhưng không phải lúc nào cũng có thể kết thúc tất cả cùng một lúc trong lịch sử nhân loại.
Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô cũng không ngoại lệ, ngày chính thức của cuộc chiến này được xác định trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 (ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô) đến ngày 9 tháng 5 năm 1945 (ngày ký kết Đạo luật đầu hàng vô điều kiện của các lực lượng vũ trang Đức ở Karlhorst).
Mặc dù Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô kết thúc chính thức vào ngày 9/5/1945, tuy nhiên, các cuộc chiến với sự tham gia của Hồng quân vẫn tiếp diễn trong một thời gian dài bởi khi ấy không phải phe nào trong số các phe đối lập đều ngay lập tức “cắm lưỡi lê vào mặt đất” (buông súng đầu hàng) – tác giả Victor Sokirko của báo Свободная Пресса, viết.
Và khi pháo hoa mừng Chiến thắng vang lên ở nhiều thành phố của Liên Xô, hàng trăm binh sĩ và sĩ quan Liên Xô đã ngã xuống ở mặt trận châu Âu. Trong số các trận đánh sau ngày 9/5, nổi tiếng nhất là trận chiến trên đảo Bronholm ở Biển Baltic, nơi giao tranh diễn ra vào ngày 10 tháng 5.
Ngoài ra, còn có các trận đánh khác diễn ra ở Tiệp Khắc cho đến ngày 12 tháng 5, ở Slovenia cho đến ngày 15 tháng 5 và ở Latvia cho đến ngày 22 tháng 5. Các cuộc đụng độ vũ trang nhỏ hơn cũng diễn ra ở những nơi khác, cả trên lãnh thổ của chính nước Đức, và ở các quốc gia được Hồng quân giải phóng nhanh chóng.
Sau khi Phát xít Đức ký tuyên bố đầu hàng quân đồng minh, tổng cộng dã có khoảng 12 nghìn binh sĩ và sĩ quan Liên Xô đã hy sinh. Nhà sử học quân sự Đại tá Grigory Krivosheev, trong tài liệu nghiên cứu về chiến dịch tấn công Praha (6-11 / 5/1945), đã trích dẫn con số về tổn thất không thể bù đắp của các binh sĩ Hồng quân là 11.265 người chết, 38.083 người khác bị thương và mất tích.
Ủy ban Quốc phòng (GKO) của Liên Xô đã được giải tán vào ngày 4 tháng 9 năm 1945, hai ngày sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai và các cuộc chiến tranh Xô-Nhật kết thúc.
Những nữ chiến sỹ bộ binh của Hồng quân Liên Xô - ảnh tư liệu chiến tranh.
Như sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Tối cao Liên Xô đã công bố khi đó: "Liên quan đến việc kết thúc chiến tranh và chấm dứt tình trạng khẩn cấp trong nước, thừa nhận rằng sự tồn tại thêm của GKO là không cần thiết."
Tuy nhiên, ngay cả sau đó chiến tranh vẫn tiếp tục nổ ra ở Tây Ukraine và Belarus, cũng như ở các nước Baltic.
Nhà báo Victor Sokirko nói rằng các sự kiện này không còn nằm trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, mà là sự tiếp nối trực tiếp của nó – đặc biệt là khi những người chống lại quyền lực của Liên Xô đứng về phía Đức Quốc xã và tiếp tục nổ súng này sau ngày 9 tháng 5 năm 1945.
Những câu chuyện về "những kẻ nổi loạn" và tàn dư của các tổ chức bại binh "những người anh em trong rừng" khác, với súng máy Schmeissers và MG-34 trong tay vẫn được lưu truyền.
Các bại binh, tay sai của Đức Quốc xã này vẫn ẩn náu trong những cánh rừng trên lãnh thổ của Liên Xô sau ngày 9 tháng 5 năm 1945, cho đến tận giữa những năm 50 của thế kỷ trước - nhà khoa học chính trị và sử học Alexander Zimovsky nhắc lại.
Các tài liệu của Bộ An ninh Liên Xô (MGB), Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) và các cơ quan lưu trữ của Đảng Cộng Sản Liên Xô (CPSU) ĐÃ không ghi lại cuộc nổi dậy như vậy, mà chỉ coi chúng là các băng nhóm tội phạm thời hậu chiến thông thường....