Những tỷ phú vườn đồi

Tích cực tiếp cận, nắm bắt khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã vươn lên làm giàu, trở thành những tỷ phú, triệu phú ngay trên từng thước đất, mảnh vườn của mình. Họ đã và đang góp sức tạo nên bước đột phá cho phát triển nông nghiệp ở địa phương, từng bước xây dựng thương hiệu nông sản Sơn La.

Nâng cao giá trị cây mận hậu

Chúng tôi đến xã biên giới Phiêng Khoài gặp anh Ngô Thái Hải,hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương. Do mấy ngày trước, trơìđổ mưa to, đường vào vườn lầy lội, anh Hải phải dẫn chúng tôi thăm vườn trênchiếc xe u-oát cải tiến chuyên dùng chở dụng cụ làm vườn. Đứng trên đỉnh dốcnhìn xuống, vườn mận xanh mướt trải dài khắp các triền đồi, xuống tận cả lũngsâu; những cây mận xòe tán, sai trĩu quả, được trồng theo hàng lối, đúng khoảngcách.

Diện tích mận hậu của anh Hải được lắp đặt hệ thống tưới nhỏgiọt.

Diện tích mận hậu của anh Hải được lắp đặt hệ thống tưới nhỏgiọt.

Đưa chúng tôi thăm vườn mận, anh Hải trải lòng về chặng đườnglập nghiệp của mình. Sinh ra và lớn lên tại huyện Na Hang, tỉnh TuyênQuang, hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 20 tuổi, anh Hải cùng bạnbè lên vùng đất Yên Châu khởi nghiệp. Bươn trải cuộc sống, anh thử qua nhiêùnghề từ làm mộc, dựng nhà đến lái xe tải. Năm 1996, thấy người dân nơi đây lâýgiống mận hậu từ Mộc Châu lên trồng hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, cho quả to, chấtlượng tốt, tiêu thụ ổn định. Có vốn tích góp được, anh quyết định mua đấtđể trồng mận xen với cây ngô. Anh Hải chia sẻ: Lúc ấy đang thời traitrẻ, sức khỏe tốt, khát vọng làm giàu thôi thúc nên tôi lăn lộn, làm lụng trênnương đồi cả ngày. Làm thì nhiều nhưng năng suất thấp lắm vì thiếu kinh nghiệm. Thơìđó, diện tích mận chưa nhiều và chưa biết cách chăm bón như bây giờ. Câybói được quả nào thì bán quả đấy. Nhờ ngô lai ngày ấy được giá, năng suất caonên tôi có thu nhập khá hơn, mới có vốn để đầu tư mua thêm đất trồng mận.

Mận hậu trái vụ bắt đầu cho thu hái.

Mận hậu trái vụ bắt đầu cho thu hái.

Từ vài trăm mét vuông ban đầu, đến nay gia đình anh Hải đã mởrộng diện tích trồng lên 5 ha với 1.000 gốc mận. Những gốc mận trồng hơn20 năm vẫn xanh tốt do được chăm sóc cẩn thận cùng hệ thống tưới nhỏ giọtđược đầu tư bài bản. Anh Hải cho biết thêm: Thông thường cây mận hậu chỉcho năng suất cao trong khoảng chục năm đầu, sau đó sẽ già cỗi và cho năng suấtthấp. Để trẻ hóa cây mận, kéo dài thời gian thu hoạch, tôi tích cực tham giacác lớp tập huấn do Hội Nông dân các cấp tổ chức, học tập các phương pháp đốn tỉahiệu quả, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chiết, ghép. Cùng với đó, chuyểnhướng chăm bón mận bằng sử dụng các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh họcđể phòng trừ sâu bệnh, nhờ đó quả cho chất lượng tốt, sản lượng ổn định, đượcngười tiêu dùng ưa chuộng. Năm 2021, giá mận hậu ở các nơi khác có thời điểm xuốngthấp dưới 3.000/kg, thế nhưng mận hậu của gia đình luôn đạt mức 10-12 nghìn đồng/kg.Với sản lượng trung bình đạt 80 tấn/vụ, năm 2021, vườn mận đã mang lại nguồnthu trên 1 tỷ đồng; đặc biệt năm 2020, cho thu nhập gần 2 tỷ đồng.

Anh Hải phấn khởi nói thêm: Vài năm gần đây, kháchhàng rất ưa thích quả mận trái vụ, từ năm 2019, tôi thử nghiệm biệnpháp tác động kỹ thuật làm cho mận ra hoa lệch vụ đối với 1/3 diện tích mận. Dođược chăm sóc tốt, nên quả mận trái vụ to, mẫu mã đẹp. Mận thu hoạchđến đâu, thương lái đến mua đến đó. So với mận chính vụ, mận trái vụ dễ bán,giá cả lại cao hơn. Hiện, quả mận trái vụ loại 1 có giá 110-120 nghìn đồng/kg,loại 2 có giá 80-100 nghìn đồng/kg, còn loại 3 từ 50-70 nghìn đồng/kg; cao gấprưỡi so với năm trước. Dự kiến năm nay, gia đình thu được khoảng 7 tấn quả mậntrái vụ, nếu được giá như hiện tại sẽ thu khoảng 600 triệu đồng.

Làm giàu từ cây na

Tiếp tục hành trình tìm gặp những nông dân tiêu biêủtrong sản xuất nông nghiệp, chúng tôi đến tiểu khu 1, thị trấn Hát Lót, tròchuyện cùng anh Trần Bá Khánh. Anh Khánh là người con của huyện Vĩnh Tường,tỉnh Vĩnh Phúc, theo anh em họ hàng lên làm kinh tế mới tại Mai Sơn từ năm1991. Thời điểm đó, được anh em hỗ trợ, thuê được mảnh đất nào, anh đều trồng hếtcây ngô, đậu, mía... nhưng hiệu quả kinh tế vẫn thấp. Đến năm 2000, một số bàcon trong vùng bắt đầu bỏ dần trồng ngô sang trồng na, gia đình anh cũng học tậplàm theo. Tuy nhiên sau một thời gian trồng, thấy giống na địa phương năng suấtkhông cao, anh đã cất công tìm đến các chủ vườn na lớn ngoài tỉnh, lấy mắt nadai ghép vào cây na địa phương. Chỉ sau một năm, cây na ghép cho quả. Quả nakhông những to mà chất lượng ngon hơn so với giống na địa phương, bán được giáhơn. Sau những vụ na, tích góp được vốn, anh mua thêm đất để trồng thêm, đâùtư kéo điện, ủi đường, lắp hệ thống tưới nhỏ giọt. Hơn 20 năm kiên trì bámđất, gắn bó với cây na, thành quả của anh bây giờ là trang trại rộnglớn với diện tích 12 ha, trong đó 7 ha na dai, 5 ha na Thái, hiện 70% diệntích đang cho thu hoạch.

Mô hình trồng na Thái của hộ anh Trần Bá Khánh, tiểu khu 1,thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn.

Mô hình trồng na Thái của hộ anh Trần Bá Khánh, tiểu khu 1,thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn.

Những vườn na của anh Khánh được trồng trên những đồngđất bằng phẳng, trài dài, nhờ lợi thế này nên các vườn na của anh đều cóquy mô lớn, liền khoảnh. Thời điểm này, anh và gia đình đang tất bật đốn tỉacành, chăm bón cho diện tích na đang trong thời kỳ ra lộc non. Nói về kinh nghiệmtrồng na, anh Khánh chia sẻ: So với các loại cây trồng khác thì na là loại câykhó tính, phải trồng ở những khu đất xốp, dễ thoát nước, nhưng cũng có lợi thếlà không bị mất mùa do tác động kỹ thuật thụ phấn. Để cây na cho năng suất vàhiệu quả kinh tế cao, tôi sang Lạng Sơn, Quảng Ninh, vào tận Tây Ninh học hỏikinh nghiệm tại các nhà vườn. Cùng với việc chọn cây giống tốt, thực hiện chiếtghép, lại tạo, tôi tận dụng tối đa những phế phẩm nông nghiệp để bón cho cây vưàgiảm chi phí mà đất còn tốt lâu, tốt bền, quả cho chất lượng cao.

Sử dụng phân bón hữu cơ cho diện tích na.

Sử dụng phân bón hữu cơ cho diện tích na.

Nhờ cách chăm sóc đúng kỹ thuật, có những cây na trong vườncủa anh cho từ 50-60 kg quả mỗi mùa. Quả to, ngọt, mẫu mã đẹp nên na của giađình anh được các chủ chợ đầu mối các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nội thu muavới số lượng lớn. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, na của giađình anh và các hộ tuy có giảm giá nhưng vẫn tiêu thụ tốt. Với 12 ha na, trungbình cho thu 30 tấn quả với giá bán từ 30-32 nghìn đồng/kg na dai, 40-50 nghìnđồng/kg na Thái; mỗi năm gia đình anh thu trên 1 tỷ đồng; tạo việc làm thườngxuyên cho 10 lao động tại địa phương với mức thu nhập từ 4,5-5 triệu đồng/người/tháng.

Lan tỏa phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Càng phấn khởi hơn khi được biết anh Ngô Thái Hải và anh TrầnBá Khánh chỉ là 2 trong số hàng ngàn nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biêủtrên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Còn rất nhiều tỷ phú, triệu phú nông dânthực thụ với những câu chuyện bám đất làm giàu, mạnh dạn áp dụng hướng đi mới,tăng giá trị nông sản bằng việc tiên phong sản xuất nông nghiệp xanh, hữu cơ.Theo số liệu thống kê của Hội Nông dân tỉnh, 5 năm qua, toàn tỉnh có 28.389 hộnông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Trong đóhộ giỏi cấp cơ sở 21.118 hộ; hộ giỏi cấp huyện 5.840 hộ; cấp tỉnh 1.252 hộ và cấpTrung ương 188 hộ. Có 49 hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm; 99 hộ đạt mức thunhập từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng; 700 hộ thu nhập từ 300-500 triệu đồng;5.600 hộ thu nhập từ 100-300 triệu đồng. Từ những kết quả, thành công mà kinh tếhộ mang lại đã góp phần rất lớn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn với những tiềmnăng thế mạnh đang được chính người dân nơi đây khơi dậy và tận dụng khai thác.

Ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định:Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã tạo động lực để nôngdân sáng tạo, hăng hái thi đua lao động sản xuất, vươn lên làm giàu; chủ độngchuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địaphương, mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựngthương hiệu, nâng cao giá trị hàng hóa với lợi nhuận cao. Qua phong trào, các hộnông dân đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ tư vấn, chia sẻ bí quyết, kinhnghiệm làm ăn giúp nhau cùng làm giàu; góp phần giúp hơn 1.000 hộ nông dânthoát nghèo hàng năm.

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, tư duy đổi mới của nhữngnông dân, tin tưởng trong thời gian tới, ngày càng nhiều những tỷ phú, triêụphú nông dân với những mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm thay đổi bộmặt nông nghiệp, nông thôn của địa phương.

Thanh Huyền

Nguồn Sơn La: http://www.baosonla.org.vn/vi/bai-viet/nhung-ty-phu-vuon-doi-48932