Những vấn đề cần hiểu đúng về vụ việc tại Đồng Tâm

Thứ tư: Về việc trấn áp của lực lượng Công an

Chúng ta đều biết rằng, trong các biện pháp Công an thì trấn áp là biện pháp cuối cùng, khi không còn biện pháp nào khác. Mấy năm qua, các cơ quan chức năng đã tìm mọi cách để giải quyết, để đối thoại, nhưng những đối tượng chống đối bất chấp, cố tình phá hoại. Kỷ cương luật pháp phải được giữ nghiêm.

Cơ quan công an đã nhiều lần gọi hỏi, răn đe xong các đối tượng vẫn cố tình thực hiện đến cùng và ngày càng gia tăng các hành vi gây rối. Những kẻ quá khích ở đây đã chuẩn bị rất nhiều vũ khí với mục đích sát hại cán bộ, cho thấy sự manh động, nguy hiểm, phạm tội có tổ chức không phải là sự đối phó nhất thời.

Việc cơ quan công an áp dụng biện pháp khống chế bắt giữ các đối tượng phạm tội là biện pháp tuân theo tố tụng hình sự nhằm điều tra, làm rõ vụ án, xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật. Do đó không thể nói “công an đàn áp dân” mà phải thấy rõ yêu cầu tấn công, trấn áp tội phạm, không thể đánh lận khái niệm Dân nói chung với những kẻ phạm tội, gây trọng tội, không thể để các đối tượng nhởn nhơ, chống phá, gây tội ác mà không áp dụng các biện pháp mạnh theo luật định.

Thứ năm: Cần có cái nhìn đúng đắn về sở hữu đất đai

Vụ việc ở Đồng Tâm cũng như các vụ việc phức tạp về đất đai hiện nay, chúng ta cần có cách nhìn toàn diện, tránh bị cuốn theo sự suy diễn sai lệch, trái với tính chất sở hữu đất đai. Hiến pháp nước ta quy định, đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu đất đai trên toàn lãnh thổ.
Khi nói về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là đề cập đến một hệ thống quy chế chung trong quan hệ đất đai mà toàn dân là chủ thể, nhưng toàn dân không thể đứng ra thực hiện quyền năng cụ thể mà Nhà nước thực hiện quyền năng này (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt...). Những tồn tại, mâu thuẫn tranh chấp đất đai, đặc biệt do chế độ công hữu hóa đất đai trước đây, từ đất tập thể hợp tác xã, đất đai được giao cho các hộ dân nhiều hơn để sản xuất. Quá trình lịch sử đó để lại những khó khăn trong việc phân bổ lại, tái cơ cấu các chính sách sở hữu và sử dụng đất đai tại Việt Nam.

Một mặt, những bất cập trong bản thân chính sách pháp luật hiện tại và quá trình thực thi pháp luật tại địa phương, có khoảng cách giữa các quy định của pháp luật và thực tiễn dẫn tới những tồn tại chưa được tháo gỡ. Do đó không phải vì những vụ việc này mà cổ súy cho việc tư hữu đất đai.

Vụ việc ở Đồng Tâm một lần nữa cho thấy ý đồ, hành vi của những con rối dưới tay các thế lực phản động, thù địch luôn tìm cách lợi dụng kích động người dân gia tăng sức ép, chống đối Nhà nước, tác động vào tâm lý người dân để gây bất ổn trong xã hội. Bởi vậy, lúc này, sự tỉnh táo nhận diện và hành động đúng trong vấn đề này là hết sức cần thiết.
Hoàng Bách
(Tổng hợp)

Nguồn Tuyên Quang: http://www.baotuyenquang.com.vn/phap-luat/an-ninh-trat-tu/nhung-van-de-can-hieu-dung-ve-vu-viec-tai-dong-tam-136593.html