Những vũ khí tối tân được trùm phát xít Hitler tin 'làm nên chuyện'

Trong Thế chiến 2, trùm phát xít Hitler và chính quyền Đức quốc xã đã nghiên cứu, chế tạo và đưa vào sử dụng một số vũ khí tối tân. Hitler kỳ vọng những vũ khí này sẽ giúp quân Đức chiếm lợi thế trên chiến trường.

Máy bay ném bom tàng hình Horten Ho 2-29 là một trong những vũ khí tối tân được trùm phát xít Hitler đặt nhiều kỳ vọng. Nhà độc tài Đức quốc xã đã yêu cầu chế tạo mẫu oanh tạc cơ uy lực có tầm vươn tới nước Mỹ.

Máy bay ném bom tàng hình Horten Ho 2-29 là một trong những vũ khí tối tân được trùm phát xít Hitler đặt nhiều kỳ vọng. Nhà độc tài Đức quốc xã đã yêu cầu chế tạo mẫu oanh tạc cơ uy lực có tầm vươn tới nước Mỹ.

Theo lệnh của Hitler, Tư lệnh không quân Đức Herman Goering yêu cầu các kỹ sư chế tạo một máy bay ném bom có trọng tải trên 1.000 kg, tầm hoạt động hơn 1.000 km với tốc độ 1.000 km/h. Hai anh em phi công Reimar và Walter Horten đã thiết kế ra oanh tạc cơ Horten Ho 2-29 và cho nguyên mẫu đầu tiên bay thử nghiệm vào tháng 3/1944.

Theo lệnh của Hitler, Tư lệnh không quân Đức Herman Goering yêu cầu các kỹ sư chế tạo một máy bay ném bom có trọng tải trên 1.000 kg, tầm hoạt động hơn 1.000 km với tốc độ 1.000 km/h. Hai anh em phi công Reimar và Walter Horten đã thiết kế ra oanh tạc cơ Horten Ho 2-29 và cho nguyên mẫu đầu tiên bay thử nghiệm vào tháng 3/1944.

Horten Ho 2-29 được thiết kế với phạm vi hoạt động và tốc độ lớn hơn bất kỳ máy bay nào được chế tạo trước đó. Không những vậy, đây là máy bay đầu tiên sử dụng công nghệ tàng hình hiện đại.

Horten Ho 2-29 được thiết kế với phạm vi hoạt động và tốc độ lớn hơn bất kỳ máy bay nào được chế tạo trước đó. Không những vậy, đây là máy bay đầu tiên sử dụng công nghệ tàng hình hiện đại.

Tuy nhiên, do Đức quốc xã liên tiếp thua trận nên chính quyền Hitler chỉ chế tạo được 3 nguyên mẫu và thử nghiệm. Nhiều chuyên gia nhận định nếu Hitler cho triển khai dự án vũ khí này sớm hơn và kịp thời đưa nó vào sử dụng thì cục diện Chiến tranh thế giới 2 có thể đã khác đi rất nhiều.

Tuy nhiên, do Đức quốc xã liên tiếp thua trận nên chính quyền Hitler chỉ chế tạo được 3 nguyên mẫu và thử nghiệm. Nhiều chuyên gia nhận định nếu Hitler cho triển khai dự án vũ khí này sớm hơn và kịp thời đưa nó vào sử dụng thì cục diện Chiến tranh thế giới 2 có thể đã khác đi rất nhiều.

Từ năm 1943, các kỹ sư của Đức quốc xã đã phát triển quả bom dẫn đường đầu tiên trên thế giới. Đó là bom Fritz-X. Loại bom này được xem là "ông tổ" của Vũ khí Dẫn đường Chính xác (PGM) ngày nay.

Từ năm 1943, các kỹ sư của Đức quốc xã đã phát triển quả bom dẫn đường đầu tiên trên thế giới. Đó là bom Fritz-X. Loại bom này được xem là "ông tổ" của Vũ khí Dẫn đường Chính xác (PGM) ngày nay.

Bom Fritz-X là bom liệng xuyên giáp điều khiển bằng sóng vô tuyến nặng hơn 1,5 tấn. Với chiều dài 3,35m, vũ khí này có đầu đạn xuyên giáp bằng thép gia cường và mang theo 320 kg thuốc nổ bên trong.

Bom Fritz-X là bom liệng xuyên giáp điều khiển bằng sóng vô tuyến nặng hơn 1,5 tấn. Với chiều dài 3,35m, vũ khí này có đầu đạn xuyên giáp bằng thép gia cường và mang theo 320 kg thuốc nổ bên trong.

Được dẫn đường bằng tín hiệu radio và sử dụng con quay hồi chuyển để duy trì sự ổn định cho đường bay, bom Fritz-X đã được quân Đức sử dụng trong các cuộc tấn công tàu chiến của quân Đồng minh. Ban đầu, quân Đồng minh chịu thiệt hại lớn từ vũ khí này. Về sau, quân Đồng minh phát triển thiết bị gây nhiễu mới để "vô hiệu hóa" bom Fritz-X.

Được dẫn đường bằng tín hiệu radio và sử dụng con quay hồi chuyển để duy trì sự ổn định cho đường bay, bom Fritz-X đã được quân Đức sử dụng trong các cuộc tấn công tàu chiến của quân Đồng minh. Ban đầu, quân Đồng minh chịu thiệt hại lớn từ vũ khí này. Về sau, quân Đồng minh phát triển thiết bị gây nhiễu mới để "vô hiệu hóa" bom Fritz-X.

Mìn di động Goliath là vũ khí được Hitler kỳ vọng "làm nên chuyện" nhưng cuối cùng vẫn không thể giúp Đức quốc xã chiếm được lợi thế trên chiến trường trước quân Đồng minh. Vào năm 1942, những phiên bản đầu tiên của Goliath được "trình làng". Chúng chạy bằng 2 động cơ điện Bosch 5kW nhưng do di chuyển quá chậm và quá đắt nên các kỹ sư Đức tiếp tục cải tiến.

Mìn di động Goliath là vũ khí được Hitler kỳ vọng "làm nên chuyện" nhưng cuối cùng vẫn không thể giúp Đức quốc xã chiếm được lợi thế trên chiến trường trước quân Đồng minh. Vào năm 1942, những phiên bản đầu tiên của Goliath được "trình làng". Chúng chạy bằng 2 động cơ điện Bosch 5kW nhưng do di chuyển quá chậm và quá đắt nên các kỹ sư Đức tiếp tục cải tiến.

Sau nhiều cải tiến, mìn di động Goliath nặng khoảng 370 kg với chiều dài 1,5m có thể di chuyển trong khoảng cách hơn 10 km và được điều khiển từ xa thông qua sợi dây cáp dài hơn 600m cuộn trong thân xe. Nó có thể trượt dưới gầm xe tăng của đối phương và phát nổ khi người điều khiển bấm nút từ xa.

Sau nhiều cải tiến, mìn di động Goliath nặng khoảng 370 kg với chiều dài 1,5m có thể di chuyển trong khoảng cách hơn 10 km và được điều khiển từ xa thông qua sợi dây cáp dài hơn 600m cuộn trong thân xe. Nó có thể trượt dưới gầm xe tăng của đối phương và phát nổ khi người điều khiển bấm nút từ xa.

Đức quốc xã đã sản xuất hơn 7.000 chiếc Goliath trong Chiến tranh thế giới 2 và đã phá hủy nhiều xe tăng, cầu đường, các công sự... của quân Đồng minh. Dù vậy, binh sĩ Đồng minh đã tìm được nhược điểm lớn của Goliath là chỉ cần cắt sợi dây cáp dài hơn 600m cuộn trong thân xe là có thể “vô hiệu hóa” vũ khí tối tân này của Đức quốc xã.

Đức quốc xã đã sản xuất hơn 7.000 chiếc Goliath trong Chiến tranh thế giới 2 và đã phá hủy nhiều xe tăng, cầu đường, các công sự... của quân Đồng minh. Dù vậy, binh sĩ Đồng minh đã tìm được nhược điểm lớn của Goliath là chỉ cần cắt sợi dây cáp dài hơn 600m cuộn trong thân xe là có thể “vô hiệu hóa” vũ khí tối tân này của Đức quốc xã.

Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-vu-khi-toi-tan-duoc-trum-phat-xit-hitler-tin-lam-nen-chuyen-1997482.html