Niềm đam mê đàn bầu của cựu binh Đào Ngọc Cát

Ông Đào Ngọc Cát, hiện đang sống tại tổ 20, phường Nam Sơn (thành phố Tam Điệp) được biết đến là người có 'ngón đàn bầu' tài hoa hơn người. Ông Cát sinh năm 1952, quê gốc Hưng Yên, có thời gian dài gắn bó với quân ngũ và từng là Phó đoàn nghệ thuật của Quân đoàn I. Năm 1983, ông Cát chuyển ngành về làm công tác thi đua tại Xí nghiệp vật liệu giao thông II (Bộ Giao thông vận tải). Dù đảm nhiệm công việc nào thì điều mà khiến nhiều người nhớ tới ông nhất chính là ông rất yêu thích làm công tác văn nghệ quần chúng, đặc biệt là ham thích chơi các loại nhạc cụ dân tộc, trong đó nổi tiếng nhất với kỹ năng sử dụng đàn bầu.

Cựu binh Đào Ngọc Cát cùng các thành viên đội văn nghệ quần chúng Tam Điệp.

Thực ra không phải tự nhiên ông Cát có đượcngón đàn bầu trứ danh. Nguyên do là vì cụ thân sinh ra ông Cát vốn là một ngươiyều cổ nhạc, lúc sinh thời mưu sinh bằng việc đánh đàn cho các đám hát văn, hâùđồng. Ngón đàn của cụ thiện nghệ đến độ khắp cả vùng Hưng Yên ai ai cũng biết.Ông Cát sinh ra đã mang trong mình cái “gen âm nhạc” của cha, cộng thêm vơíviệc hàng ngày sống với tiếng đàn, điệu hát nên theo lẽ tự nhiên ông trở thànhngười rất yêu văn nghệ. Khi vào môi trường quân ngũ, ông Cát được gửi đi họclớp cơ yếu với nhiệm vụ đảm nhiệm công tác thông tin, liên lạc cho đơn vị. Đơìlính tuy vất vả nhưng không làm nguôi đi bản tính lãng tử của một chàng trai.Và sau những giờ lăn lộn với thao trường, chàng lính trẻ Đào Ngọc Cát lại tìmkiếm những vật liệu, hì hục chế tác ra một cây đàn bầu, lúc rảnh rỗi lại mangra nhấn nhá. Cây đàn bầu tuy thô sơ nhưng ngón đàn của người lính trẻ Đào NgọcCát thì ngọt ngào, trau chuốt và da diết vô cùng.

Những bản đàn của ông Cátkhiến các đồng đội từ binh sỹ tới sỹ quan mê như điếu đổ. Trong hoàn cảnh lúcbấy giờ bộ đội ta còn sinh hoạt thiếu thốn, không có nhiều những phương tiệngiải trí như hiện nay thì ngón đàn của ông Cát thành món ăn tinh thần thườngxuyên của những người lính. Các cấp chỉ huy đơn vị thấy ông Cát có năng khiêuấm nhạc bèn giao cho ông đảm trách công tác văn nghệ của đơn vị. Cũng từ đấy,bất kỳ hội diễn văn nghệ nào của đơn vị ông Cát cũng được chỉ định tham gia. Đểphục vụ tốt hơn nhiệm vụ, ông Cát còn đượccơ quan gửi đi học các lớp đào tạo ngắn hạn về âm nhạc tại một số trườngnhư: Trường âm nhạc quốc gia (nay là Nhạc viện Hà Nội), Trường trung học nghệthuật Thanh Hóa (nay là Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Thanh Hóa)... Liên tiếptrong hai năm 1973 và 1974, chiến sỹ Đào Ngọc Cát trong thành phần đoàn nghệthuật Quân đoàn I tham gia Hội diễn nghệ thuật toàn quân đã giành huy chươngBạc (1973), huy chương Vàng (1974) với tiết mục độc tấu đàn bầu.

Làm công tác vănnghệ trong quân đội một thời gian dài, mãi tới năm 1983, ông Cát chuyển ngànhsang dân sự. Dù làm việc tại một đơn vị sản xuất, kinh doanh, song với ngón đàntrứ danh của mình, ông Cát vẫn thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệquần chúng, các hội diễn. Có một thời gian dài, câu lạc bộ nghệ thuật thị xãTam Điệp (trước kia) do ông Cát tham gia đã hoạt động khá sôi nổi, trở thànhcái tên rất được chú ý trên phạm vi cả tỉnh Hà Nam Ninh (cũ). Là một cựu chiếnbinh, ông Cát tham gia tích cực vào phong trào nghệ thuật quần chúng tại địaphương và giành nhiều thành tích: huy chương Vàng độc tấu đàn bầu tiết mục “Vìmiền Nam” tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bình năm 2011; Huy chươngVàng độc tấu đàn bầu “Trông cây lại nhớ tới Người” tại Hội diễn nghệ thuật quầnchúng tỉnh Ninh Bình năm 2014...

Đến nay, dù tuôỉđã cao, nhưng do niềm yêu thích với bộ môn độc huyền cầm nên ông Cát thi thoảngvẫn nhận lời mời giao lưu với nhiều danh cầm, đệm đàn cho các hội thơ, các hôịhát Văn hay luyện thi cho nhiều thí sinh thi vào Nhạc viện Hà Nội ngành âm nhạccổ truyền...Tâm nguyện của người cựu binh Đào Ngọc Cát là muốn truyền ngón đàntrứ danh của mình cùng ngọn lửa đam mê cổ nhạc cho những người trẻ tuổi như mộtcách để gìn giữ vốn văn hóa cổ truyền quý báu của dân tộc.

Bài, ảnh: Mai Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/niem-dam-me-dan-bau-cua-cyu-binh-iao-ngoc-cat-20190712021218582p3c23.htm