Nike tiết lộ bí mật kinh doanh ở triển lãm đầu tiên

Trong triển lãm đầu tay mang tên 'Nike: Form Follows Motion', thương hiệu thời trang thể thao Nike tiết lộ những sáng tạo, nghiên cứu nằm trong kho lưu trữ bí mật.

 Gần đây, triển lãm đầu tiên của thương hiệu thời trang thể thao Nike mang tên Nike: Form Follows Motion chính thức diễn ra, hé lộ những câu chuyện đằng sau sự thành công của nhãn hàng này. Công ty được thành lập từ màn bắt tay của một sinh viên quản trị kinh doanh vừa tốt nghiệp và cựu huấn luyện viên chạy bộ. Họ cùng nhau bán những đôi giày chạy bộ với mức giá phải chăng.

Gần đây, triển lãm đầu tiên của thương hiệu thời trang thể thao Nike mang tên Nike: Form Follows Motion chính thức diễn ra, hé lộ những câu chuyện đằng sau sự thành công của nhãn hàng này. Công ty được thành lập từ màn bắt tay của một sinh viên quản trị kinh doanh vừa tốt nghiệp và cựu huấn luyện viên chạy bộ. Họ cùng nhau bán những đôi giày chạy bộ với mức giá phải chăng.

 Trong khi Steve Knight đảm nhiệm việc kinh doanh, cựu huấn luyện viên Bill Bowerman (Đại học Oregon) lại liên tục cải tiến các mẫu giày, giảm trọng lượng nhằm nâng cao tốc độ, thay đổi đinh dưới đế và độ dốc của gót giày. Sau đó, Bowerman ứng dụng những thí nghiệm mới đối với các vận động viên của mình. Thành công đầu tiên của Nike đến vào năm 1970 khi mẫu giày Mặt Trăng với họa tiết tổ ong được trình làng.

Trong khi Steve Knight đảm nhiệm việc kinh doanh, cựu huấn luyện viên Bill Bowerman (Đại học Oregon) lại liên tục cải tiến các mẫu giày, giảm trọng lượng nhằm nâng cao tốc độ, thay đổi đinh dưới đế và độ dốc của gót giày. Sau đó, Bowerman ứng dụng những thí nghiệm mới đối với các vận động viên của mình. Thành công đầu tiên của Nike đến vào năm 1970 khi mẫu giày Mặt Trăng với họa tiết tổ ong được trình làng.

 Triển lãm tái hiện câu chuyện của Nike từ công ty trẻ đến một doanh nghiệp lớn, nhấn mạnh khía cạnh nghiên cứu của thương hiệu. Buổi trưng bày diễn ra tại Bảo tàng Thiết kế Vitra (Weil am Rhein, Đức). Một cuốn sách cùng tên với triển lãm do Glenn Adamson, cựu Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật và Thiết kế New York, chấp bút dự kiến phát hàng vào ngày 3/12.

Triển lãm tái hiện câu chuyện của Nike từ công ty trẻ đến một doanh nghiệp lớn, nhấn mạnh khía cạnh nghiên cứu của thương hiệu. Buổi trưng bày diễn ra tại Bảo tàng Thiết kế Vitra (Weil am Rhein, Đức). Một cuốn sách cùng tên với triển lãm do Glenn Adamson, cựu Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật và Thiết kế New York, chấp bút dự kiến phát hàng vào ngày 3/12.

 Trong suốt 50 năm qua, Nike không tổ chức triển lãm để bảo mật thông tin nghiên cứu. Gần đây, bộ phận lưu trữ của thương hiệu vẫn đóng cửa với công chúng, trở thành hộp đen bí mật đối với các nhà thiết kế và tín đồ sneaker. Glenn Adamson được cấp quyền ra vào khu lưu trữ để nghiên cứu các nguyên mẫu, bản phác thảo độc quyền, sáng tạo không ra mắt. Số lượng hiện vật lên đến con số 200.000. Theo Mateo Kries, Giám đốc Bảo tàng Thiết kế Vitra, buổi triển lãm mang đến cơ hội chiêm ngưỡng kho báu khổng lồ cho khán giả, đưa ra ánh sáng những sản phẩm chưa từng xuất hiện.

Trong suốt 50 năm qua, Nike không tổ chức triển lãm để bảo mật thông tin nghiên cứu. Gần đây, bộ phận lưu trữ của thương hiệu vẫn đóng cửa với công chúng, trở thành hộp đen bí mật đối với các nhà thiết kế và tín đồ sneaker. Glenn Adamson được cấp quyền ra vào khu lưu trữ để nghiên cứu các nguyên mẫu, bản phác thảo độc quyền, sáng tạo không ra mắt. Số lượng hiện vật lên đến con số 200.000. Theo Mateo Kries, Giám đốc Bảo tàng Thiết kế Vitra, buổi triển lãm mang đến cơ hội chiêm ngưỡng kho báu khổng lồ cho khán giả, đưa ra ánh sáng những sản phẩm chưa từng xuất hiện.

 Triển lãm bắt đầu bằng cuộc cạnh tranh giữa Nike và 2 “gã khổng lồ” Đức adidas và Puma. Knight và Bowerman sớm hiểu tầm quan trọng của sự bảo chứng chất lượng đến từ các vận động viên. Vì thế, những đôi giày Waffle đầu tiên được trao cho các vận động viên trong Thế vận hội Olympic 1972. Màn bắt tay với cầu thủ bóng rổ Michael Jordan được xem là một trong những mối quan hệ hợp tác quan trọng nhất của Nike. Ra mắt vào năm 1985, giày Air Jordan đem về cho Nike 70 triệu USD doanh thu. Các sản phẩm sáng tạo sau đó như mẫu Air Max cũng tạo ra thành công lớn, thể hiện sự cải tiến ở túi khí trong đế giày.

Triển lãm bắt đầu bằng cuộc cạnh tranh giữa Nike và 2 “gã khổng lồ” Đức adidas và Puma. Knight và Bowerman sớm hiểu tầm quan trọng của sự bảo chứng chất lượng đến từ các vận động viên. Vì thế, những đôi giày Waffle đầu tiên được trao cho các vận động viên trong Thế vận hội Olympic 1972. Màn bắt tay với cầu thủ bóng rổ Michael Jordan được xem là một trong những mối quan hệ hợp tác quan trọng nhất của Nike. Ra mắt vào năm 1985, giày Air Jordan đem về cho Nike 70 triệu USD doanh thu. Các sản phẩm sáng tạo sau đó như mẫu Air Max cũng tạo ra thành công lớn, thể hiện sự cải tiến ở túi khí trong đế giày.

 Triển lãm cũng đưa khán giả đến phòng thí nghiệm thể thao của Nike. Đây là căn phòng tập thể dục đặc biệt, theo dõi hoạt động của các vận động viên thông qua camera và hệ thống cảm biến. Đó cũng là nơi đem đến ý tưởng cho những đôi giày thoáng khí Flyknit hay giày chạy bộ carbon Vaporfly, thể hiện nỗ lực của thương hiệu trong việc nâng cao hiệu suất thi đấu của các vận động viên điền kinh.

Triển lãm cũng đưa khán giả đến phòng thí nghiệm thể thao của Nike. Đây là căn phòng tập thể dục đặc biệt, theo dõi hoạt động của các vận động viên thông qua camera và hệ thống cảm biến. Đó cũng là nơi đem đến ý tưởng cho những đôi giày thoáng khí Flyknit hay giày chạy bộ carbon Vaporfly, thể hiện nỗ lực của thương hiệu trong việc nâng cao hiệu suất thi đấu của các vận động viên điền kinh.

 Buổi trưng bày kết thúc với tư liệu về 50 lần hợp tác đáng nhớ giữa Nike với các hãng thời trang, nhà thiết kế nổi tiếng, đánh dấu những thành tựu lớn của thương hiệu. Theo Glenn Adamson, thể thao tác động lớn đến nhận thức của công chúng về sức khỏe, cơ thể con người trong nửa thế kỷ qua. Ý nghĩa của sức mạnh thể chất trong đời sống ngày càng được nhấn mạnh. Triển lãm của Nike nhấn mạnh vào công tác nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của con người, có ý nghĩa đặc biệt. Buổi trưng bày này góp phần đưa thể thao tiến sâu hơn vào văn hóa đại chúng, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Buổi trưng bày kết thúc với tư liệu về 50 lần hợp tác đáng nhớ giữa Nike với các hãng thời trang, nhà thiết kế nổi tiếng, đánh dấu những thành tựu lớn của thương hiệu. Theo Glenn Adamson, thể thao tác động lớn đến nhận thức của công chúng về sức khỏe, cơ thể con người trong nửa thế kỷ qua. Ý nghĩa của sức mạnh thể chất trong đời sống ngày càng được nhấn mạnh. Triển lãm của Nike nhấn mạnh vào công tác nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của con người, có ý nghĩa đặc biệt. Buổi trưng bày này góp phần đưa thể thao tiến sâu hơn vào văn hóa đại chúng, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Linh Vũ

Ảnh: Nike, Vitra Design Museum

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/nike-tiet-lo-bi-mat-kinh-doanh-o-trien-lam-dau-tien-post1496468.html