Ninh Bình cải thiện chỉ số cải cách hành chính

Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Ninh Bình tăng một bậc so với năm 2018 lên xếp thứ 8 trong số 63 tỉnh, thành phố, xếp thứ 2 trong số 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2019. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ số thành phần xếp thứ hạng thấp do vẫn còn nhiệm vụ chưa bảo đảm thời gian quy định; tỷ lệ thủ tục hành chính (TTHC) cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trong năm.

Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Ninh Bình tăng một bậc so với năm 2018 lên xếp thứ 8 trong số 63 tỉnh, thành phố, xếp thứ 2 trong số 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2019. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ số thành phần xếp thứ hạng thấp do vẫn còn nhiệm vụ chưa bảo đảm thời gian quy định; tỷ lệ thủ tục hành chính (TTHC) cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trong năm.

Tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích còn thấp; tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới trong năm chưa đạt yêu cầu.

Nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao hơn nữa chỉ số cải cách hành chính của tỉnh và chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố tập trung rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, các TTHC đang là rào cản liên quan hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công khai đầy đủ tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị. Ðánh giá và công khai kết quả đánh giá giải quyết TTHC theo quy định. Tăng cường xử lý, ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; tích cực tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức khi giải quyết TTHC. Nâng cao tỷ lệ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; tăng cường tuyên truyền giúp người dân, tổ chức hiểu rõ về ý nghĩa, vai trò, hiệu quả của việc gửi, nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích.

Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng quan tâm việc tái cơ cấu, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp gắn với phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới. Tỉnh xây dựng, triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng các quy trình sản xuất sạch, an toàn gắn với bao tiêu, chế biến, xuất khẩu. Tỉnh chủ động chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang nuôi, trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong sản xuất lúa, tỉnh tái cơ cấu mùa vụ thích ứng với hạn mặn, biến đổi khí hậu. Bước đầu tạo được chuyển biến với nhiều mô hình kinh tế hiệu quả được nhân rộng và phát huy. Diện tích trồng lúa được quy hoạch với những cánh đồng mẫu lớn, chuyên canh các giống lúa đặc sản có giá trị cao, sản lượng bình quân hơn hai triệu tấn/năm.

Nông dân xã Viên Bình, huyện Trần Ðề (Sóc Trăng) thu hoạch lúa đặc sản trên cánh đồng mẫu lớn. Ảnh: THÚY LIỄU

Nông dân xã Viên Bình, huyện Trần Ðề (Sóc Trăng) thu hoạch lúa đặc sản trên cánh đồng mẫu lớn. Ảnh: THÚY LIỄU

Hiện ở Sóc Trăng, cơ giới hóa đã được thực hiện toàn bộ trong khâu làm đất, thu hoạch lúa. Sản phẩm của nhà nông, nhà vườn dần được tiêu thụ thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm; từng bước hình thành các vùng sản xuất cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều sản phẩm nổi tiếng như lúa ST24, ST25; trái vú sữa tím được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, bưởi Năm Roi xuất khẩu sang thị trường châu Âu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch trên mỗi đơn vị diện tích trồng trọt và nuôi trồng thủy sản từ 140 triệu đồng/ha/năm 2015 lên 185 triệu đồng/ha năm 2020.

Nhằm thực hiện mục tiêu đạt giá trị 250 triệu đồng/ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đến năm 2025, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị; nâng tỷ trọng sản xuất lúa đặc sản có giá trị cao lên 80%, chú trọng các loại lúa giống ST24, ST25 đã được công nhận ngon nhất thế giới để nhân rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu, thị trường tiêu thụ ổn định. Cùng với đó, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, cây ăn trái theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới và yêu cầu của thị trường; cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao. Sóc Trăng hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản có lợi thế, có thị trường xuất khẩu và liên kết trong sản xuất, trồng, thu hoạch, sơ chế, chế biến đến khâu tiêu thụ, xuất khẩu.

PV và TTXVN

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/ninh-binh-cai-thien-chi-so-cai-cach-hanh-chinh-607520/