Ninh Bình khắc ghi lời Bác dạy

Những ngày này, trên khắp dải đất hình chữ S, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi xuống đồng bằng đâu đâu cũng dấy lên không khí thi đua lao động sản xuất chào mừng 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ. Với quê hương Ninh Bình đây cũng là dịp Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh thể hiện tình cảm, quyết tâm tiếp tục thực hiện tốt lời Bác dạy, hướng tới kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Ninh Bình.

Thành phố Ninh Bình ngày càng được chỉnh trang sáng, xanh, sạch, đẹp. Ảnh: Trường Giang

Tự hào 5 lần đượcđón Bác về thăm

Theo tài liệu củatỉnh, sinh thời Bác Hồ đã từng 5 lần về thăm quê hương Ninh Bình. Lần thứ nhất,vào ngày 13/1/1946, tức là chỉ sau ngày Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinhra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa đầy 5 tháng. Dù bận trăm công nghìn việcnhưng Bác đã dành thời gian về thăm đồng bào Phát Diệm (huyện Kim Sơn). Tại đâyNgười đã căn dặn: “Kính chúa nhưng phải yêu nước. Nước không được độc lập thìtôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã…”. Tiếp đóBác đã đến thăm Trường Huấn luyện thanh niên ở thôn Yên Phúc, xã Ninh Phúc,huyện Gia Khánh (nay là huyện Hoa Lư); thăm cán bộ, nhân dân thị xã Ninh Bình,Người căn dặn các đồng chí cán bộ lãnh đạo tỉnh cố gắng lãnh đạo nhân dân củngcố chính quyền thật vững mạnh để tạo điều kiện tổ chức thực hiện các nhiệm vụcấp bách trước mắt.

Lần thứ hai Bácvề thăm Ninh Bình là vào ngày 10/2/1947, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp diễn ra cam go, quyết liệt, Bác đã về dự và phát biểu tại Hội nghịđiền chủ tỉnh Ninh Bình, được tổ chức tại xã Lạng Phong (Nho Quan). Sau hôịnghị Bác đến thăm tu viện Châu Sơn-nơi tiếp nhận 120 đồng bào tản cư đến ở.

Lần thứ ba, vàongày 15/3/1959, Bác về thăm nhân dân xã Khánh Cư (huyện Yên Khánh) đang cùng bộđội đào con ngòi Chùa Cao để lấy nước từ sông Đáy chống hạn cho cánh đồng Chằm.Trên đường trở về Người dừng xe xuống thăm bà con nông dân xã Ninh Sơn, huyệnGia Khánh (nay là phường Ninh Sơn, thành phố Ninh Bình) đang tát nước cứu lúabị hạn trên cánh đồng núi Cánh Diều. Tiếp đó, Người đã nói chuyện với hơn 2.000đại biểu cán bộ và nhân dân thị xã Ninh Bình, biểu dương những thành tích trongchống hạn và sản xuất. Người không quên dặn dò “Cán bộ phải có quyết tâm chốnghạn và quyết tâm phải liên tục, bền bỉ. Biến quyết tâm của cán bộ thành quyếttâm của nhân dân, đoàn kết, giúp đỡ nhau…”.

Lần thứ tư, vàongày 18/10/1959, Bác về dự hội nghị sản xuất vụ đông-xuân năm 1959-1960 do Tỉnhủy, ủy ban Hành chính tỉnh tổ chức với sự tham gia của hơn 1.300 đại biểu, làcán bộ chủ chốt các đoàn thể, các ngành từ xã đến tỉnh. Đây cũng là lần Bác vềthăm và để lại tình cảm sâu sắc nhất, cùng lời dạy có ý nghĩa kim chỉ nam chosuy nghĩ và hành động đối với Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh về sau. Tại hôịnghị, Người căn dặn: “…phải đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong Đảng và ngoàiĐảng, đoàn kết lương giáo… Đoàn kết chặt chẽ để thi đua tăng gia sản xuất vàthực hành tiết kiệm, thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiệnthống nhất nước nhà”.

Lần thứ năm, vàongày 20/7/1960, sau khi thăm một số nông trường quốc doanh ở Nghệ An, ThanhHóa, Người đã dừng chân thăm Nông trường Đồng Giao (Tam Điệp). Tại đây Bác đãđi thăm các đội sản xuất, nhà ăn, nhà trẻ, khu chăn nuôi; hỏi chuyện anh emcông nhân và căn dặn phải tích cực sản xuất, phải chọn những cây trồng thíchhợp, phù hợp với điều kiện tự nhiên để nâng cao năng suất, xứng đáng với hìnhmẫu đầu tiên của kinh tế quốc doanh nông nghiệp xã hội chủ nghĩa…

Ninh Bình khơỉsắc đi lên

Nhớ lời Bác dạyqua những lần về thăm Ninh Bình và những điều căn dặn của Người trong Di chúc,hơn nửa thế kỷ qua Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh đã đoàn kết một lòng, phấnđấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, góp phần cùng quân và dân cả nước giànhthắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng cả nước đi lên xây dựngchủ nghĩa xã hội. Những thành tựu của Ninh Bình trong thời kỳ khôi phục kinhtế, hàn gắn vết thương chiến tranh và thời kỳ sau đổi mới, đặc biệt là từ khitái lập tỉnh là những minh chứng rõ nét cho khát vọng vươn lên của Đảng bộ,quân và dân trong tỉnh. Ninh Bình từ một tỉnh nông nghiệp, có xuất phát điểmthấp, kinh tế nghèo nàn đến nay đã trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện, cóđủ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch-dịch vụ… Trong nông nghiệp tỉnh đã cóchuyển dịch mạnh về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các cây, con có giá trịkinh tế cao vào nuôi trồng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vịcanh tác. Sản xuất công nghiệp từ chỗ nhỏ bé, lạc hậu nay đã phát triển toàndiện, theo hướng thu hút các ngành công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiệnvới môi trường. Nhiều tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đã và đang được khai thác,đặc biệt lĩnh vực du lịch có bước đột phá và đang trở thành ngành kinh tế mũinhọn của tỉnh. Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danhlà Di sản Văn hóa, Thiên nhiên thế giới. Năm 2018 Ninh Bình đã đón 7,3 triêụlượt du khách, doanh thu du lịch đạt 3.200 tỷ đồng… Tốc độ tăng trưởng GRDP(theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2016-2018 ước đạt 8,21%/năm. Cơ câúkinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2018 tỷ trọng ngành công nghiệp,xây dựng là 40,80%; nông, lâm nghiệp và thủy sản là 12,10%; dịch vụ là 47,10%.

Kinh tế pháttriển, đời sống của người dân được chăm lo. Đến nay, tỉnh đã cơ bản hoàn thiệnhệ thống cơ sở vật chất y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, đáp ứng yêucầu phát triển. Hiện, toàn tỉnh đã có 92% số trường học đạt chuẩn quốc gia. Đặcbiệt, từ khi thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,diện mạo nông thôn trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Tính đến cuôínăm 2018 toàn tỉnh đã có 90 xã (chiếm 84% tổng số xã) và 2 huyện Hoa Lư, YênKhánh đạt chuẩn nông thôn mới. Thành phố Tam Điệp hoàn thành nhiệm vụ xây dựngnông thôn mới. Năm 2019, phấn đấu có thêm 11 xã về đích nông thôn mới. Hiện,Ninh Bình nằm trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về phong trào xây dựng nôngthôn mới. Công tác giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo với nhiều giải pháp đồngbộ, để không có ai bị bỏ lại phía sau. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiêùnăm 2018 còn 3,63%. Dự kiến năm 2019 giảm xuống còn dưới 3%.

Công tác xây dựngĐảng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; hệ thống chính trị ngày càng được củngcố. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tậpvà làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được gắn với các Nghịquyết về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) đã đạtnhiều kết quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ,đảng viên, công chức, viên chức trong học tập và làm theo gương Bác, được nhân dânđồng tình ủng hộ. Công tác an ninh-quốc phòng được tăng cường, trật tự an toànxã hội được giữ vững. Tình đoàn kết lương-giáo ngày càng được củng cố vữngchắc. Quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển được quan tâm đẩy mạnh, tạo điêùkiện cho công tác thu hút đầu tư nói chung và phát triển du lịch nói riêng, xâydựng Ninh Bình trở thành điểm đến an toàn, thân thiện trong con mắt của bạn bèbốn phương.

Hà Trang

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/ninh-binh-khac-ghi-loi-bac-day-2019083007368782p12c16.htm