Nỗ lực cầm cọ, vẽ tranh của những người sau đột quỵ ở TP.HCM

Cầm bút màu và cọ vẽ là chuyện rất đơn giản với người bình thường, nhưng với bệnh nhân sau cơn đột quỵ, tự vẽ một bức tranh là cả nỗ lực lớn.

 Bà Cúc bị rối loạn ngôn ngữ sau cơn đột quỵ, cô có thể nghe nhưng khó nói và chỉ có thể giao tiếp bằng cách viết. Trước đây cô Cúc đã từng học thêu nên từng nét vẽ trên bức tranh của cô cũng mềm mại và chi tiết.

Bà Cúc bị rối loạn ngôn ngữ sau cơn đột quỵ, cô có thể nghe nhưng khó nói và chỉ có thể giao tiếp bằng cách viết. Trước đây cô Cúc đã từng học thêu nên từng nét vẽ trên bức tranh của cô cũng mềm mại và chi tiết.

 Bức tranh bà Vân đã gần hoàn thành sau 3 buổi đi học lớp vẽ ở Bệnh viện An Bình. Bức tranh mẫu với màu sắc khá trầm nhưng bà Vân muốn bức tranh tươi sáng hơn nên đã tô màu khác đi.

Bức tranh bà Vân đã gần hoàn thành sau 3 buổi đi học lớp vẽ ở Bệnh viện An Bình. Bức tranh mẫu với màu sắc khá trầm nhưng bà Vân muốn bức tranh tươi sáng hơn nên đã tô màu khác đi.

 Ông Dũng bên bức tranh đang trong quá trình hoàn thiện của mình. Ông khó nói, liệt tay phải sau đột quỵ. Ông đã tham gia lớp vẽ hơn 5 năm và dùng tay trái để cố gắng tạo từng nét vẽ.

Ông Dũng bên bức tranh đang trong quá trình hoàn thiện của mình. Ông khó nói, liệt tay phải sau đột quỵ. Ông đã tham gia lớp vẽ hơn 5 năm và dùng tay trái để cố gắng tạo từng nét vẽ.

 Bức vẽ cánh đồng lúa của bà Cúc, một người bị suy giảm trí nhớ sau đột quỵ. Bà Cúc vẫn tự chạy xe máy từ TP Thủ Đức đến Bệnh viện An Bình mỗi thứ sáu hàng tuần để tham gia lớp vẽ tranh.

Bức vẽ cánh đồng lúa của bà Cúc, một người bị suy giảm trí nhớ sau đột quỵ. Bà Cúc vẫn tự chạy xe máy từ TP Thủ Đức đến Bệnh viện An Bình mỗi thứ sáu hàng tuần để tham gia lớp vẽ tranh.

 Ông Đủ vừa hoàn thành bức tranh hoàng hôn với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên là sinh viên Đại học Kiến trúc TP.HCM. "Bố tôi mới bị tai biến cách đây 3 tháng, đây là lần đầu tiên ông tham gia lớp phục hồi chức năng bằng vẽ tranh", anh Đăng, con trai ông Đủ, chia sẻ.

Ông Đủ vừa hoàn thành bức tranh hoàng hôn với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên là sinh viên Đại học Kiến trúc TP.HCM. "Bố tôi mới bị tai biến cách đây 3 tháng, đây là lần đầu tiên ông tham gia lớp phục hồi chức năng bằng vẽ tranh", anh Đăng, con trai ông Đủ, chia sẻ.

 Những bức tranh sau khi hoàn thành đều được ký tên kèm ngày tháng năm, sau đó được cất giữ cẩn thận tại khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện An Bình (quận 5, TP.HCM).

Những bức tranh sau khi hoàn thành đều được ký tên kèm ngày tháng năm, sau đó được cất giữ cẩn thận tại khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện An Bình (quận 5, TP.HCM).

 Ông Thắng cùng bức tranh chàng cao bồi Lucky Luke, nhân vật trong bộ truyện tranh cùng tên. Ông Thắng chia sẻ ông thường xuyên vẽ những nhân vật hoạt hình mà mình yêu thích từ ngày còn trẻ con. Đối với ông, đó là những hình ảnh rất thú vị và luôn in sâu trong trí nhớ.

Ông Thắng cùng bức tranh chàng cao bồi Lucky Luke, nhân vật trong bộ truyện tranh cùng tên. Ông Thắng chia sẻ ông thường xuyên vẽ những nhân vật hoạt hình mà mình yêu thích từ ngày còn trẻ con. Đối với ông, đó là những hình ảnh rất thú vị và luôn in sâu trong trí nhớ.

 Lớp vẽ tranh hỗ trợ người đột quỵ, suy giảm ngôn ngữ tại Bệnh viện An Bình (TP.HCM) đã được duy trì hơn 7 năm. Hiện tại, lớp có 29 người tham gia thường xuyên, đa số là bệnh nhân mắc một số di chứng sau đột quỵ.

Lớp vẽ tranh hỗ trợ người đột quỵ, suy giảm ngôn ngữ tại Bệnh viện An Bình (TP.HCM) đã được duy trì hơn 7 năm. Hiện tại, lớp có 29 người tham gia thường xuyên, đa số là bệnh nhân mắc một số di chứng sau đột quỵ.

 BSCKII Hồ Hải Trường Giang, Giám đốc Bệnh viện An Bình, cho biết mỗi ngày, đơn vị tiếp nhận 120-150 lượt người khám và tập vật lý trị liệu. Các học viên đặc biệt được hướng dẫn bởi sinh viên ĐH Sài Gòn và ĐH Kiến trúc TP.HCM. “Tranh vẽ, màu sắc giúp người bệnh tăng khả năng giao tiếp, tập trung, giảm lo lắng, từ đó giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống”, bác Giang chia sẻ với Zing.

BSCKII Hồ Hải Trường Giang, Giám đốc Bệnh viện An Bình, cho biết mỗi ngày, đơn vị tiếp nhận 120-150 lượt người khám và tập vật lý trị liệu. Các học viên đặc biệt được hướng dẫn bởi sinh viên ĐH Sài Gòn và ĐH Kiến trúc TP.HCM. “Tranh vẽ, màu sắc giúp người bệnh tăng khả năng giao tiếp, tập trung, giảm lo lắng, từ đó giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống”, bác Giang chia sẻ với Zing.

Duy Hiệu

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/no-luc-cam-co-ve-tranh-cua-nhung-nguoi-sau-dot-quy-o-tphcm-post1419450.html