Nỗ lực cuối cùng Đức quốc xã giành cho đồng minh Nhật Bản (p1)

Trước tình thế nguy cấp trên toàn mặt trận, Đức Quốc Xã và Nhật Bản vẫn nỗ lực để kéo dài cuộc chiến và hạn chế bất lợi trên bàn đàm phán.

Cuối năm 1944, đa số những ai nắm rõ tình hình chiến sự đều hiểu rằng các nước phe “Trục” sẽ thất bại trong chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy nhiên, ở Berlin và Tokyo vẫn còn nhiều tướng lĩnh tiếp tục kiên trì làm tất cả những gì có thể để cứu vãn tình hình.

Cuối năm 1944, đa số những ai nắm rõ tình hình chiến sự đều hiểu rằng các nước phe “Trục” sẽ thất bại trong chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy nhiên, ở Berlin và Tokyo vẫn còn nhiều tướng lĩnh tiếp tục kiên trì làm tất cả những gì có thể để cứu vãn tình hình.

Họ hy vọng kéo dài cuộc chiến sẽ khiến phe Đồng Minh phải nản lòng trước và ký hiệp một hiệp ước không quá bất lợi cho phe Trục. Vào giai đoạn này, bất chấp những khó khăn khủng khiếp trong nước, Đức Quốc xã vẫn cố gắng hỗ trợ đồng minh Nhật Bản trong cuộc chiến trên Thái Bình Dương với Mỹ.

Họ hy vọng kéo dài cuộc chiến sẽ khiến phe Đồng Minh phải nản lòng trước và ký hiệp một hiệp ước không quá bất lợi cho phe Trục. Vào giai đoạn này, bất chấp những khó khăn khủng khiếp trong nước, Đức Quốc xã vẫn cố gắng hỗ trợ đồng minh Nhật Bản trong cuộc chiến trên Thái Bình Dương với Mỹ.

Berlin tiếp tục cung cấp cho Tokyo những bản vẽ thiết kế công nghệ tiên tiến và nguyên vật liệu khan hiếm trong thời điểm nước Nhật đã gần như bị cô lập hoàn toàn.

Berlin tiếp tục cung cấp cho Tokyo những bản vẽ thiết kế công nghệ tiên tiến và nguyên vật liệu khan hiếm trong thời điểm nước Nhật đã gần như bị cô lập hoàn toàn.

Người Đức hy vọng giúp kéo dài sự kháng cự của người Nhật và qua đó tranh thủ thêm cho mình vài tháng, nhằm chỉnh đốn tình hình nguy nan trên mặt trận châu Âu và Liên Xô.

Người Đức hy vọng giúp kéo dài sự kháng cự của người Nhật và qua đó tranh thủ thêm cho mình vài tháng, nhằm chỉnh đốn tình hình nguy nan trên mặt trận châu Âu và Liên Xô.

Tháng 12/1944, phát xít Đức bắt đầu chiến dịch cuối cùng mang mật danh “Caesar”. Phương án duy nhất để đến được Nhật Bản lúc này là sử dụng những chiếc tàu ngầm đại dương cỡ lớn của Đức. Bởi tại thời điểm đó, hải quân Đức đã bị đánh bại gần như hoàn toàn, tàu mặt nước không có bất cứ cơ hội nào để đến được bờ biển Nhật Bản.

Tháng 12/1944, phát xít Đức bắt đầu chiến dịch cuối cùng mang mật danh “Caesar”. Phương án duy nhất để đến được Nhật Bản lúc này là sử dụng những chiếc tàu ngầm đại dương cỡ lớn của Đức. Bởi tại thời điểm đó, hải quân Đức đã bị đánh bại gần như hoàn toàn, tàu mặt nước không có bất cứ cơ hội nào để đến được bờ biển Nhật Bản.

Trong chiến dịch “Caesar”, Bộ tư lệnh Đức đã sử dụng tàu ngầm đại dương cỡ lớn loại IXD2. Chiếc tàu ngầm này có nhiệm vụ vận chuyển đến Nhật Bản các bản vẽ và linh kiện máy bay tiêm kích phản lực hiện đại của Đức.

Trong chiến dịch “Caesar”, Bộ tư lệnh Đức đã sử dụng tàu ngầm đại dương cỡ lớn loại IXD2. Chiếc tàu ngầm này có nhiệm vụ vận chuyển đến Nhật Bản các bản vẽ và linh kiện máy bay tiêm kích phản lực hiện đại của Đức.

Đặc biệt là những bản vẽ và linh kiện của máy bay dùng động cơ tên lửa Ме-163 Komet, máy bay tiêm kích Ме-262, động cơ phản lực do Đức sản xuất, cũng như các bản hợp đồng được ký kết để khí tài do Đức thiết kế sẽ được chế tạo tại đất nước Mặt trời mọc.

Đặc biệt là những bản vẽ và linh kiện của máy bay dùng động cơ tên lửa Ме-163 Komet, máy bay tiêm kích Ме-262, động cơ phản lực do Đức sản xuất, cũng như các bản hợp đồng được ký kết để khí tài do Đức thiết kế sẽ được chế tạo tại đất nước Mặt trời mọc.

Bên cạnh đó, trên tàu ngầm còn có các bản vẽ của tàu ngầm loại Caproni và Satsuki, bản vẽ trạm vô tuyến định vị của Tập đoàn Siemens, cùng những bản vẽ máy bay tiêm kích phản lực Campini của Ý.

Bên cạnh đó, trên tàu ngầm còn có các bản vẽ của tàu ngầm loại Caproni và Satsuki, bản vẽ trạm vô tuyến định vị của Tập đoàn Siemens, cùng những bản vẽ máy bay tiêm kích phản lực Campini của Ý.

Theo thông tin của nhà nghiên cứu người Mỹ về chiến tranh tàu ngầm ở Đại Tây Dương, ông Clay Blair, hành khách đi trên chuyến tàu ngầm đó còn có cả một số kỹ sư người Đức và Nhật Bản.

Theo thông tin của nhà nghiên cứu người Mỹ về chiến tranh tàu ngầm ở Đại Tây Dương, ông Clay Blair, hành khách đi trên chuyến tàu ngầm đó còn có cả một số kỹ sư người Đức và Nhật Bản.

Hàng hóa nguy hiểm nhất trên tàu ngầm Đức là thủy ngân với tổng trọng lượng khoảng 65 tấn. Kim loại hiếm này là rất cần thiết cho ngành công nghiệp quân sự của Nhật Bản hiện đang cạn kiệt nguyên liệu đầu vào, do cuộc chiến trên Thái Bình Dương với người Mỹ.

Hàng hóa nguy hiểm nhất trên tàu ngầm Đức là thủy ngân với tổng trọng lượng khoảng 65 tấn. Kim loại hiếm này là rất cần thiết cho ngành công nghiệp quân sự của Nhật Bản hiện đang cạn kiệt nguyên liệu đầu vào, do cuộc chiến trên Thái Bình Dương với người Mỹ.

Nhiệm vụ tối mật và nguy hiểm đã được giao cho tàu ngầm đại dương cỡ lớn loại IXD2 mang ký hiệu U-864 đảm nhận. Những chiếc tàu ngầm loại này là đỉnh cao công nghệ tàu ngầm đại dương của Đức.

Nhiệm vụ tối mật và nguy hiểm đã được giao cho tàu ngầm đại dương cỡ lớn loại IXD2 mang ký hiệu U-864 đảm nhận. Những chiếc tàu ngầm loại này là đỉnh cao công nghệ tàu ngầm đại dương của Đức.

Đây là tàu ngầm cỡ lớn có lượng choán nước khi ở trên mặt nước là 1.616 tấn và khi ở dưới nước là 2.150 tấn. Chiều dài tối đa thân tàu là 87,6 mét, chiều rộng 7,5 mét, độ sâu giới hạn 230 mét.

Đây là tàu ngầm cỡ lớn có lượng choán nước khi ở trên mặt nước là 1.616 tấn và khi ở dưới nước là 2.150 tấn. Chiều dài tối đa thân tàu là 87,6 mét, chiều rộng 7,5 mét, độ sâu giới hạn 230 mét.

Dàn động cơ diesel-điện của tàu ngầm gồm 2 động cơ diesel công suất 2.700 mã lực mỗi chiếc và 2 động cơ điện công suất 505 mã lực mỗi chiếc. Những động cơ này đảm bảo cho tàu di chuyển với tốc độ tối đa trên mặt nước là 19,2 hải lý một giờ và dưới nước là 6,9 hải lý một giờ.

Dàn động cơ diesel-điện của tàu ngầm gồm 2 động cơ diesel công suất 2.700 mã lực mỗi chiếc và 2 động cơ điện công suất 505 mã lực mỗi chiếc. Những động cơ này đảm bảo cho tàu di chuyển với tốc độ tối đa trên mặt nước là 19,2 hải lý một giờ và dưới nước là 6,9 hải lý một giờ.

Trên tàu ngầm loại IXD2 được trang bị vũ khí rất mạnh. Tàu mang 24 quả ngư lôi và 6 ống phóng cỡ nòng 533 mm. Pháo trang bị trên tàu U-864 là một khẩu đại bác cỡ nòng 105 mm với 150 quả đạn, cùng pháo phòng không với một khẩu cỡ nòng 37 mm và một khẩu cỡ nòng 20 mm.

Trên tàu ngầm loại IXD2 được trang bị vũ khí rất mạnh. Tàu mang 24 quả ngư lôi và 6 ống phóng cỡ nòng 533 mm. Pháo trang bị trên tàu U-864 là một khẩu đại bác cỡ nòng 105 mm với 150 quả đạn, cùng pháo phòng không với một khẩu cỡ nòng 37 mm và một khẩu cỡ nòng 20 mm.

Tàu ngầm U-864 được khởi công ngày 15/10/1942 tại nhà máy đóng tàu ở Bremen. Tàu được hạ thủy ngày 12/8/1943 và biên chế vào hạm đội hải quân ngày 9/12/1943. Chỉ huy tàu là thuyền trưởng Ralf-Reimar Wolfram.

Tàu ngầm U-864 được khởi công ngày 15/10/1942 tại nhà máy đóng tàu ở Bremen. Tàu được hạ thủy ngày 12/8/1943 và biên chế vào hạm đội hải quân ngày 9/12/1943. Chỉ huy tàu là thuyền trưởng Ralf-Reimar Wolfram.

Người Anh đã biết đến chiến dịch “Caesar” thông qua những thông tin vô tuyến của Đức do tình báo bắt được và giải mã. Để chặn đánh tàu ngầm chở hàng có giá trị của kẻ thù, quân đội Anh đã điều tàu ngầm HMS Venturer với kích cỡ khiêm tốn hơn nhiều ra trận.

Người Anh đã biết đến chiến dịch “Caesar” thông qua những thông tin vô tuyến của Đức do tình báo bắt được và giải mã. Để chặn đánh tàu ngầm chở hàng có giá trị của kẻ thù, quân đội Anh đã điều tàu ngầm HMS Venturer với kích cỡ khiêm tốn hơn nhiều ra trận.

Lượng choán nước của tàu ngầm này khi ở trên mặt nước là 662 tấn, còn khi ở dưới nước là 742 tấn. Chiều dài tối đa thân tàu là 62,48 mét, chiều rộng 4,88 mét. Tàu trang bị 2 động cơ diesel công suất 400 mã lực mỗi chiếc và 2 động cơ điện công suất 450 mã lực mỗi chiếc.

Lượng choán nước của tàu ngầm này khi ở trên mặt nước là 662 tấn, còn khi ở dưới nước là 742 tấn. Chiều dài tối đa thân tàu là 62,48 mét, chiều rộng 4,88 mét. Tàu trang bị 2 động cơ diesel công suất 400 mã lực mỗi chiếc và 2 động cơ điện công suất 450 mã lực mỗi chiếc.

Ưu thế quan trọng của tàu ngầm Anh là tốc độ di chuyển dưới nước 10 hải lý một giờ, cao hơn tốc độ 6,9 hải lý một giờ của chiếc tàu ngầm Đức. Tốc độ tối đa của tàu khi nổi là 11,25 hải lý một giờ (chậm hơn tàu ngầm Đức khi nổi), lặn sâu giới hạn 109 mét.

Ưu thế quan trọng của tàu ngầm Anh là tốc độ di chuyển dưới nước 10 hải lý một giờ, cao hơn tốc độ 6,9 hải lý một giờ của chiếc tàu ngầm Đức. Tốc độ tối đa của tàu khi nổi là 11,25 hải lý một giờ (chậm hơn tàu ngầm Đức khi nổi), lặn sâu giới hạn 109 mét.

Trang bị vũ khí trên tàu cho dòng tàu ngầm phổ biến của Anh cũng khiêm tốn hơn nhiều so với loại tàu ngầm của Đức. Tổng cộng có 8 quả ngư lôi và 4 ống phóng cỡ nòng 533 mm trên tàu. Tàu cũng được trang bị pháo trên boong cỡ nòng 76,2 mm và 3 súng máy phòng không cỡ nòng 7,62 mm.

Trang bị vũ khí trên tàu cho dòng tàu ngầm phổ biến của Anh cũng khiêm tốn hơn nhiều so với loại tàu ngầm của Đức. Tổng cộng có 8 quả ngư lôi và 4 ống phóng cỡ nòng 533 mm trên tàu. Tàu cũng được trang bị pháo trên boong cỡ nòng 76,2 mm và 3 súng máy phòng không cỡ nòng 7,62 mm.

Tàu ngầm HMS Venturer của Anh được khởi công ngày 25/8/1942 theo một chương trình quân sự và hạ thủy ngày 4/5/1943. Tàu được đưa vào sử dụng ngày 19/8/1943.

Tàu ngầm HMS Venturer của Anh được khởi công ngày 25/8/1942 theo một chương trình quân sự và hạ thủy ngày 4/5/1943. Tàu được đưa vào sử dụng ngày 19/8/1943.

Chỉ huy tàu là Trung úy Jimmy Launders. HMS Venturer tham gia tích cực vào những trận chiến từ tháng 3/1944 và đánh chìm một một số tàu thương mại của Đức và Na Uy, cũng như tàu ngầm U-771 của Đức ngày 11/11/1944.

Chỉ huy tàu là Trung úy Jimmy Launders. HMS Venturer tham gia tích cực vào những trận chiến từ tháng 3/1944 và đánh chìm một một số tàu thương mại của Đức và Na Uy, cũng như tàu ngầm U-771 của Đức ngày 11/11/1944.

Lê Quang

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/no-luc-cuoi-cung-duc-quoc-xa-gianh-cho-dong-minh-nhat-ban-p1-1809561.html