Nỗ lực tái thiết cuộc sống người dân vùng sạt lở Phước Sơn

Mưa lũ, sạt lở núi kinh hoàng hồi cuối năm ngoái tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, hạ tầng giao thông bị hủy hoại nghiêm trọng.

Đến nay, người dân vùng sạt lở núi nơi đây tiếp tục khôi phục diện tích ruộng bị bồi lấp. Chính quyền gấp rút san ủi mặt bằng để làm khu tái định cư để người dân ổn định cuộc sống.

Cuối tháng 4 /2021, mặt bằng các khu TĐC ở xã Phước Thành, huyện Phước Sơn sẽ hoàn thành.

Cuối tháng 4 /2021, mặt bằng các khu TĐC ở xã Phước Thành, huyện Phước Sơn sẽ hoàn thành.

Cuộc sống người dân vùng sạt lở Phước Sơn còn khó khăn, nhưng không thiếu đói.

Cuộc sống người dân vùng sạt lở Phước Sơn còn khó khăn, nhưng không thiếu đói.

Gần nửa năm sau trận sạt lở kinh hoàng vào cuối tháng 10 năm ngoái, những vết trượt đất vẫn in hằn trên triền núi dọc các tuyến đường lên vùng cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đến nay, các tuyến giao thông liên thôn, liên xã vùng sạt lở cơ bản thông suốt. Người dân nơi đây đang tập trung khắc phục ruộng lúa để kịp sản xuất mùa vụ tới.

Hỗ trợ ống nước để cung cấp nước sạch cho người dân.

Hỗ trợ ống nước để cung cấp nước sạch cho người dân.

Khu vực sạt lở trung tâm xã Phước Thành, huyện Phước Sơn.

Khu vực sạt lở trung tâm xã Phước Thành, huyện Phước Sơn.

Mố cây cầu dẫn vào thôn 3, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn bị hư hỏng chưa khắc phục được.

Mố cây cầu dẫn vào thôn 3, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn bị hư hỏng chưa khắc phục được.

Tại cánh đồng thôn 2, xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, bà con khẩn trương dọn dẹp sa bồi thủy phá. Cánh đồng rộng khoảng 6 ha nhưng đã bị bồi lấp hơn một nửa. Đất, đá, cây gỗ trên núi trôi xuống bồi lấp mặt ruộng hơn nửa mét. Có những thửa ruộng, đá tảng nặng hàng tấn chắn hết mặt ruộng, người dân phải thuê nhân công chẻ đá chuyển đi nơi khác.

Một số người dân ở thôn 3, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn quay về làng cũ sống

Một số người dân ở thôn 3, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn quay về làng cũ sống

Một số nhà tạm ở thôn 3, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Một số nhà tạm ở thôn 3, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Ngôi làng thôn 3, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn gần như bị xóa sổ

Ngôi làng thôn 3, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn gần như bị xóa sổ

Chị Hồ Thị Út (23 tuổi), thôn 2, xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, bà con đang tranh thủ thời gian để kịp sản xuất vụ hè thu năm nay: “Mưa lũ cuối năm 2020 khiến diện tích trồng lúa của gia đình tôi bị trôi và vùi lấp hết. Trước đây, mương nước nằm một bên của cánh đồng, nhưng do mưa lũ làm thay đổi dòng chảy, mương nước hiện nằm ngay giữa cánh đồng. Ruộng lúa bị bồi lấp không sản xuất được nên tôi thuê xe múc phục hồi lại, xe múc cải tạo ruộng 3 ngày hết 8 triệu đồng”.

Người dân dự trữ củi cho mùa mưa

Người dân dự trữ củi cho mùa mưa

Người dân tận dụng những cây gỗ trôi dưới sông để làm nhà

Người dân tận dụng những cây gỗ trôi dưới sông để làm nhà

Người dân thôn 2, xã Phước Thành, huyện Phước Sơn thuê xe múc khôi phục ruộng lúa ít ỏi bị bồi lấp

Người dân thôn 2, xã Phước Thành, huyện Phước Sơn thuê xe múc khôi phục ruộng lúa ít ỏi bị bồi lấp

Để khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định đời sống cho nhân dân, chính quyền các địa phương cùng người dân thực hiện một lúc nhiều việc. Trong đó, chú trọng bố trí tái định cư, khắc phục hạ tầng giao thông, khôi phục đất ruộng bị bồi lấp. Hiện nay, huyện Phước Sơn phân công cán bộ nông nghiệp, địa chính xuống từng hộ dân, rà soát từng cánh đồng, khảo sát kỹ lưỡng để có phương án khắc phục cho phù hợp. Những ruộng lúa bồi lấp nặng thì chủ động chuyển qua trồng hoa màu, không để đất hoang.

Người dân xã Phước Thành, huyện Phước Sơn chủ động dựng lại nhà ở

Người dân xã Phước Thành, huyện Phước Sơn chủ động dựng lại nhà ở

Ông Lưu Huyền Thoại, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, do địa hình đồi núi hiểm trở, khu vực bị bồi lấp khá nặng nên việc khắc phục mất nhiều thời gian. Tại khu vực sạt lở ở thôn 3, bà con vẫn ở nhà tạm, chờ bàn giao mặt bằng trong khu tái định cư để dựng lại nhà cửa. Theo ông Lưu Huyền Thoại, đến tháng 7 tới, địa phương hoàn thành bàn giao đất cho bà con.

“Chúng tôi đang vận động nhân dân trồng lúa rẫy, trồng sắn, trồng bắp. Khắc phục một số diện tích lúa ruộng có khả năng khắc phục được. Anh em đang đi triển khai khai hoang, phục hóa lại một số diện tích lúa ruộng bị bồi lấp để sắp tới đây nhân dân sản xuất vụ hè thu. Còn nhà ở hiện nay cũng đã khảo sát thiết kế mặt bằng thôn 3 thôn bị thiệt hại nặng nề nhất. Mặt bằng dự kiến 30 lô, bố trí được 35 hộ. Tháng 7 này, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện sẽ bàn giao mặt bằng cho xã"- Chủ tịch xã Phước Lộc nói.

Nhiều đồng ruộng dần được khắc phục bồi lấp để sản xuất.

Nhiều đồng ruộng dần được khắc phục bồi lấp để sản xuất.

Đợt mưa lũ, sạt lở kinh hoàng hồi năm ngoái cuốn trôi hoàn toàn 97 nhà dân ở huyện Phước Sơn. Hiện nay, huyện Phước Sơn khẩn trương san ủi mặt bằng tại 4 khu tái định cư để những gia đình bị mất nhà sớm dựng lại nhà cửa. Hiện, địa phương tập trung khắc phục hạ tầng giao thông, nhất là 2 tuyến đường ĐH1 và ĐH2, từ xã Phước Kim đi Phước Thành, Phước Lộc đã được HĐND tỉnh Quảng Nam thông qua chủ trương đầu tư. Riêng đường vào thôn 3, xã Phước Lộc được bố trí gần 2 tỷ đồng để sửa chữa khẩn cấp.

San ủi mặt bằng tái định cư cho người dân xã Phước Thành, huyện Phước Sơn.

San ủi mặt bằng tái định cư cho người dân xã Phước Thành, huyện Phước Sơn.

Ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết: “Chúng tôi đang thực hiện việc chuẩn bị thủ tục đầu tư. Xây dựng 4 khu tái định cư cho người dân. Bốn khu tái định cư này HĐND tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư. UBND đã ghi kế hoạch vốn, hy vọng cuối tháng 4 này sẽ thực hiện việc san ủi mặt bằng và đầu tư hạ tầng để có vị trí nhân dân có thể làm lại nhà”.

Đường lên vùng cao Phước Sơn còn ngổn ngang, chưa thể khôi phục

Đường lên vùng cao Phước Sơn còn ngổn ngang, chưa thể khôi phục

Người dân thôn 3, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn dựng nhà tạm để chờ mặt bằng tái định cư.

Người dân thôn 3, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn dựng nhà tạm để chờ mặt bằng tái định cư.

Huyện Phước Sơn và các ngành ưu tiên việc bố trí xen cư vào nơi mà người dân đang sống ổn định. Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, việc bố trí mặt bằng tái định cư cho người dân vùng sạt lở Phước Sơn đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, địa phương cần vận động bà con hiến đất và chủ động tìm mặt bằng, chính quyền hỗ trợ kinh phí để bà con dựng lại nhà; Phấn đấu có đủ mặt bằng bố trí xây dựng nhà ở cho người dân trước mùa mưa lũ năm nay.

Người dân vùng sạt lở Phước Lộc cố gắng sản xuất, lao động để sớm ổn định lại cuộc sống

Người dân vùng sạt lở Phước Lộc cố gắng sản xuất, lao động để sớm ổn định lại cuộc sống

“Chúng tôi đã chỉ đạo tranh thủ mùa khô tất cả các địa phương phải đồng loạt vừa khắc phục cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống giao thông và điểm bố trí dân cư mới... quy mô diện tích phù hợp với địa điểm địa hình. Cần phải làm nhanh, đảm bảo về mặt bằng, nước, điện, điều kiện sinh hoạt khác cho bà con nhân dân. Phấn đấu đến trước mùa mưa lũ năm 2021 về mặt cơ bản các mặt bằng đảm bảo bố trí cho việc xây dựng nhà tương đối hoàn chỉnh”- Chủ tịch tỉnh Quảng Nam nói./.

CTV Thanh Thắng/VOV-Miền Trung

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/no-luc-tai-thiet-cuoc-song-nguoi-dan-vung-sat-lo-phuoc-son-849815.vov