.
Ở nơi ấy, ánh sáng của Đảng đã soi rọi, thổi bùng lên ý chí, khát vọng vươn lên của đồng bào Thái đen, tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng nhau tham gia xây dựng Đảng vững mạnh, phát triển kinh tế, bảo tồn bản sắc văn hóa tại địa phương.
Chi bộ Bản Ngoang hiện là điểm sáng trong công tác xây dựng Đảng, có nhiều đảng viên ưu tú, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng nông thôn mới… Chi bộ duy trì tốt sinh hoạt định kỳ vào ngày 12 hằng tháng tại Nhà văn hóa thôn; triển khai nhiệm vụ thường xuyên như tuyên truyền, vận động bà con, đồng thời cùng nhau bàn bạc, kịp thời giải quyết những công việc phát sinh.
Đảng viên Vi Văn Sáu (người đi đầu trong ảnh) gần 40 năm tuổi Đảng là 1 trong 3 đảng viên ở thế hệ đầu tiên của tổ đảng Bản Ngoang. Phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu, đảng viên Vi Văn Sáu là người luôn đi đầu trong phát triển kinh tế, canh tác nhiều lúa Khẩu Tan Đón - đặc sản nếp nương ở Thẳm Dương.
Đảng viên Hà Văn So (đứng đầu bên phải ảnh) là Bí thư Chi bộ đầu tiên của Chi bộ Bản Ngoang kể từ khi thành lập chi bộ năm 1995, cũng đồng thời là người “vác tù và hàng tổng” gần 10 năm. Mặc dù thôi không làm Bí thư Chi bộ, nhưng đảng viên Hà Văn So vẫn nêu cao tinh thần trách nhiệm của đảng viên, tham gia Câu lạc bộ hát then, đàn tính… góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Thái.
Là cánh tay nối dài của chi bộ, đảng viên trẻ Hà Thị Duyên, sinh năm 1996, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn luôn năng nổ, tích cực tham gia các phong trào thi đua, mạnh dạn ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển kinh tế… đặc biệt là tham gia hiến kế với Chi ủy trong công tác phát triển đảng viên nữ dân tộc Thái. Hiện tại, Hà Thị Duyên là 1 trong 4 đảng viên nữ của Chi bộ Bản Ngoang.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, bản sắc văn hóa dân tộc đang có nguy cơ bị phai nhạt, thậm chí mất gốc, hơn ai hết, với tư cách là lực lượng dẫn dắt, lãnh đạo, chi phối đường hướng, mục tiêu phát triển của quê hương, đội ngũ cán bộ, đảng viên Chi bộ Bản Ngoang luôn đề cao vai trò, trách nhiệm trong giữ gìn những giá trị cốt lõi đã làm nên tâm hồn, cốt cách dân tộc. Gìn giữ, bảo tồn trang phục dân tộc là một trong số đó.
Nhà sàn là một sản phẩm văn hóa đặc sắc, giữ vị trí quan trọng trong đời sống đồng bào Thái. Trong bối cảnh giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, vùng miền diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc bảo tồn, gìn giữ các nếp nhà sàn truyền thống cũng có thể ví như việc góp phần “giữ lửa” bản sắc cho văn hóa dân tộc Thái. Ngoài cuộc họp chi bộ tại Nhà văn hóa, các hoạt động của chi bộ còn diễn ra quanh bếp lửa nhà sàn. Bên bếp lửa, những “người dẫn đường” truyền lại cho lớp kế cận những phong tục tập quán, nếp sống, tín ngưỡng của người Thái...