Nơi lưu giữ kiến trúc điển hình của lăng mộ hoàng hậu triều Nguyễn

Ở phía Bắc lăng vua Tự Đức (phường Thủy Xuân, thành phố Huế) có một lăng mộ nhỏ hơn nhưng rất đẹp là của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu. Lăng mộ của bà tên là Khiêm Thọ lăng, có 4 tầng nền, 3 tầng dưới là khoảng sân rộng, tầng trên cùng là nơi đặt mộ phần.

Ở phía Bắc lăng vua Tự Đức (phường Thủy Xuân, thành phố Huế) có một lăng mộ nhỏ hơn nhưng rất đẹp là của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu. Được vua sủng ái, yêu chuộng nhất, bà lần lượt được đứng vào hàng Tần và rồi lên đến Hoàng quý phi năm 1862.

Ở phía Bắc lăng vua Tự Đức (phường Thủy Xuân, thành phố Huế) có một lăng mộ nhỏ hơn nhưng rất đẹp là của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu. Được vua sủng ái, yêu chuộng nhất, bà lần lượt được đứng vào hàng Tần và rồi lên đến Hoàng quý phi năm 1862.

Hoàng hậu Lệ Thiên Anh tên thật là Vũ Thị Duyên sinh năm Mậu Tý, Minh Mạng thứ 9 (1828) tại làng Hòa Luật, tổng Thủy Liên, nay là xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cha là Ngự tiền đại thần Thái tử thái bảo Đông các đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn. Mẹ là Trần thị, tên thụy là Trinh Từ được phong Lệ quốc nhất phẩm phu nhân.

Hoàng hậu Lệ Thiên Anh tên thật là Vũ Thị Duyên sinh năm Mậu Tý, Minh Mạng thứ 9 (1828) tại làng Hòa Luật, tổng Thủy Liên, nay là xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cha là Ngự tiền đại thần Thái tử thái bảo Đông các đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn. Mẹ là Trần thị, tên thụy là Trinh Từ được phong Lệ quốc nhất phẩm phu nhân.

Lăng có cấu trúc điển hình của các lăng mộ hoàng hậu nhà Nguyễn với bốn tầng nền, được dẫn lên bằng hệ thống bậc cấp.

Lăng có cấu trúc điển hình của các lăng mộ hoàng hậu nhà Nguyễn với bốn tầng nền, được dẫn lên bằng hệ thống bậc cấp.

Trang trí trong khu vực mộ với chất liệu gốm sứ truyền thống.

Trang trí trong khu vực mộ với chất liệu gốm sứ truyền thống.

Bức bình phong được trang trí hình chim phượng khảm sứ tinh xảo và còn khá nguyên vẹn.

Bức bình phong được trang trí hình chim phượng khảm sứ tinh xảo và còn khá nguyên vẹn.

Dực Tôn Lệ Thiên Anh hoàng hậu từ thân phận Cung nữ, Cẩn phi, Thuần phi, Trung phi rồi Hoàng Quý phi, suốt 36 năm giúp Tự Đức trị vì luôn để lại tiếng thơm cho muôn đời con cháu. Khi Tự Đức mất, di chiếu tôn làm Hoàng hậu nhiều lần bà không nhận nhưng vì đức độ, một lòng với xã tắc mà các vị vua về sau tôn xưng bà từ Hoàng hậu lên Hoàng Thái hậu, rồi Thái Hoàng Thái hậu.

Dực Tôn Lệ Thiên Anh hoàng hậu từ thân phận Cung nữ, Cẩn phi, Thuần phi, Trung phi rồi Hoàng Quý phi, suốt 36 năm giúp Tự Đức trị vì luôn để lại tiếng thơm cho muôn đời con cháu. Khi Tự Đức mất, di chiếu tôn làm Hoàng hậu nhiều lần bà không nhận nhưng vì đức độ, một lòng với xã tắc mà các vị vua về sau tôn xưng bà từ Hoàng hậu lên Hoàng Thái hậu, rồi Thái Hoàng Thái hậu.

Mộ phần của Lệ Thiên Hoàng hậu xây bằng đá, dạng thạch thất trên ba tầng nền.

Mộ phần của Lệ Thiên Hoàng hậu xây bằng đá, dạng thạch thất trên ba tầng nền.

Ba tầng dưới là những khoảng sân rộng, tầng trên cùng là nơi đặt mộ phần, gồm hai lớp tường thành. Vòng tường ngoài có trổ cổng. Phía sau cổng là bức bình phong và vòng thành trong bao quanh mộ.

Ba tầng dưới là những khoảng sân rộng, tầng trên cùng là nơi đặt mộ phần, gồm hai lớp tường thành. Vòng tường ngoài có trổ cổng. Phía sau cổng là bức bình phong và vòng thành trong bao quanh mộ.

Những chạm khắc tinh xảo trong khu vực lăng mộ.

Những chạm khắc tinh xảo trong khu vực lăng mộ.

Trải qua hơn 100 năm, nhiều chi tiết tại Khiêm Thọ Lăng vẫn còn khá nguyên vẹn, minh chứng cho bàn tay tài hoa của những người thợ lành nghề./.

Trải qua hơn 100 năm, nhiều chi tiết tại Khiêm Thọ Lăng vẫn còn khá nguyên vẹn, minh chứng cho bàn tay tài hoa của những người thợ lành nghề./.

CTV Lê Huy Hoàng Hải/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/di-san/noi-luu-giu-kien-truc-dien-hinh-cua-lang-mo-hoang-hau-trieu-nguyen-post944730.vov