Nơi nào có lượng mưa nhiều nhất thế giới, người dân có thể chạm vào những đám mây?

Mỗi đợt gió mùa về ngôi làng này ở Ấn Độ trẻ con không thể nghe được tiếng thầy cô giảng bài do tiếng mưa quá to.

1. Nơi nào có lượng mưa nhiều nhất thế giới?

A. Làng Mawsynram (Ấn Độ)

Câu trả lời đúng là đáp án A: Meghalaya là một bang tại Đông Bắc Ấn Độ, với diện tích 22.429km2, khoảng 70% diện tích bang là rừng che phủ. Với lượng mưa trung bình là 1.200cm mỗi năm, nơi đây được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới. Cách Shillong, thủ phủ của bang Meghalaya (Ấn Độ) khoảng 2 tiếng đi taxi là những ngọn đồi Khasi ở độ cao gần 1.500m. Trên đó có ngôi làng nổi tiếng Mawsynram - được xác nhận kỷ lục Guinness là "nơi ẩm ướt nhất thế giới".Xếp ngay sau là ngôi làng láng giềng Cherrapunju có lượng mưa khoảng 11.430mm/năm.Với dân làng, mây bay vào nhà là cảnh tượng phổ biến. Họ có thể chạm vào những đám mây, thậm chí ngửi và nếm. Do mưa triền miên, cây cối ở đây luôn tươi tốt.Đối với trẻ con, gió mùa đồng nghĩa với kỳ nghỉ lễ vì chúng sẽ không thể nghe được tiếng giảng bài của các thầy cô giáo, do bị át bởi tiếng mưa rơi trên mái tôn trường học. Mọi người cũng phải quen với việc ra nhà phải luôn có ô trên đầu.

B. Làng Cherrapunju (Ấn Độ)

C. Rừng mưa Amazon (Nam Mỹ)

2. Lí do Làng Mawsynram (Ấn Độ) mưa quanh năm là?

A. Dãy núi Hymalaya đã chặn những đám mây ẩm ở phía bắc

Câu trả lời đúng là đáp án A: Sở dĩ thời tiết nơi đây khắc nghiệt như vậy do dãy núi Hymalaya đã chặn những đám mây ẩm ở phía bắc, khiến chúng bị nén lại do sự chênh lệch khí quyển, từ đó tạo nên những cơn mưa liên tục.

B. Dòng biển nóng đi qua

C. Cả đáp án A và B

3. Để đối phó với những cơn mưa lớn, dai dẳng, người dân ở đây đã sáng chế ra một vật dụng đi mưa độc đáo có tên gọi là gì?

A. Bnups

B. Knups

Câu trả lời đúng là đáp án B: Để đối phó với những cơn mưa lớn, dai dẳng, người dân ở đây đã sáng chế ra một vật dụng đi mưa độc đáo, hay còn biết đến với tên gọi là Knups. Chúng được đan bằng nan tre với hình dáng giống mai rùa. Khi ra khỏi nhà, người dân sẽ đội Knups để được khô ráo.Sau mỗi trận mưa, đường sá thường bị sạt lở và đàn ông trong làng được trả 2,6 USD mỗi ngày để làm nhiệm vụ thông đường.

C. Gnups

4. Những cây cầu ở Meghalaya vô cùng đặc biệt vì làm bằng gì?

A. Bằng bê tông, sắt thép

B. Bằng rễ cây

Câu trả lời đúng là đáp án B: Những cây cầu ở Meghalaya vô cùng đặc biệt. Thay vì được xây bằng bê-tông như những nơi khác, người dân nơi đây lại sử dụng chính những rễ cây, cây gỗ "sống" để bắc cầu qua suối.Các rễ cây đa, cây cao su… được họ bện lại thành búi. Qua hàng thế kỷ, những rễ cây này lớn lên và khỏe hơn, tạo ra những cây cầu vô cùng chắc chắn. Những cây cầu “sống” dài tới 30m và có thể chịu được tải trọng của 50 người.Để làm những cây cầu này, đầu tiên người dân sẽ sử dụng tre làm khung. Sau đó, họ bện các rễ phụ của cây cao su lên, các rễ cây này sẽ tự phát triển theo khung tre đó. Một thời gian sau, khung tre mục nát nhưng các rễ cây cao su thì vẫn tiếp tục phát triển. Theo người dân ở đây, trong khoảng từ 7-8 năm, họ sẽ có một cây cầu chịu được sức nặng của một người.

C. Bằng đá

5. Người Meghalaya còn được gọi là…?

A. Bộ tộc săn đầu người

B. Bộ tộc mẫu hệ

Câu trả lời đúng là đáp án B: Meghalaya cũng là nơi sinh sống của khoảng 3 triệu người, chủ yếu là người dân tộc Khasi (khoảng 1,2 triệu người), người Garos và người Jaintia. Họ đã sinh sống ở đây từ 2.300 năm nay, theo chế độ mẫu hệ. Vì thế nên người Meghalaya còn được gọi là “bộ tộc mẫu hệ”.

C. Bộ tộc tự do trao đổi vợ

6. Ngôn ngữ chính thức tại Meghalaya là?

A. Tiếng Phạn

B. Tiếng Ấn

C. Tiếng Anh

Câu trả lời đúng là đáp án C: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại Meghalaya. Những ngôn ngữ khác được nói gồm tiếng Khasi, tiếng Pnar, tiếng Hajong, tiếng Rabha, tiếng Garo và tiếng Biate. Không như nhiều bang khác, xã hội Meghalaya về lịch sử theo một chế độ mẫu hệ mà dòng dõi và di sản được truyền qua phụ nữ; thường thì người con gái trẻ nhất thừa hưởng tất cả của cải và có bổn phận chăm sóc cho bố mẹ

7. Nơi xếp thứ 2 trong danh sách những địa điểm ẩm ướt nhất thế giới là địa danh nào sau đây?

A. Tutendo, Colombia

B. Làng Cherrapunji, Ấn Độ

Câu trả lời đúng là đáp án B: Đó là làng Cherrapunji, Ấn Độ. Cách Mawsynram chừng 15 km là ngôi làng Cherrapunji, nơi xếp thứ 2 trong danh sách những địa điểm ẩm ướt nhất thế giới. Cherrapunji sở hữu lượng mưa hàng năm là 11.777 mm, cũng nằm tại bang Meghalaya. Khu vực này nằm ở độ cao 1.376 m so với mực nước biển. Những cơn mưa tại đây được tạo ra từ gió mùa xuất phát ở vịnh Bengal.

C. Sông Cropp, New Zealand

8. Ấn Độ có khoảng 1.700 ngôn ngữ nhưng lại không có ngôn ngữ quốc gia?

A. Đúng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Ấn Độ có tới 122 ngôn ngữ chính và 1.599 ngôn ngữ khác. Trong đó, tiếng Hindi và tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhất, bên cạnh tiếng Marathi, Telugu, Bengali, Tamil và Urdu. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là quê hương của hai ngôn ngữ lâu đời nhất thế giới là tiếng Phạn và tiếng Tamil.

B. Sai

Số câu trả lời đúng

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/noi-nao-co-luong-mua-nhieu-nhat-the-gioi-nguoi-dan-co-the-cham-vao-nhung-dam-may-1706788.tpo