Tổ đình Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP Huế) từ lâu được biết đến với tên gọi nguyên sơ Am An Dưỡng, do hòa thượng Tánh Thiên - Nhất Định lập ra vào năm 1843.
Tên gọi Từ Hiếu được vua Tự Đức ban tặng, có nghĩa là "hiếu thuận". Nơi này từ đó là chỗ yên nghỉ cuối của các thái giám hay còn gọi là chùa Thái Giám.
Tổ đình Từ Hiếu còn được biết đến là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942. Trong ảnh là khu chánh điện của tổ đình.
Sau 40 năm hoằng dương phật pháp ở nước ngoài, tháng 10/2018, ngài chọn quay lại chốn xưa. Trong ảnh là căn phòng mà thiền sư Thích Nhất Hạnh từng tịnh dưỡng khi về nước và ngài đã viên tịch tại đây lúc 0h ngày 22/1.
Khu lăng mộ của thái giám rộng khoảng 1.000 m2, ở ngay chính giữa có tấm bia đá khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám thời phong kiến.
Tổ đình Từ Hiếu không chỉ gắn liền với nhiều câu chuyện đạo hiếu cảm động, chùa còn nổi bật bởi sự hết hợp hài hòa giữa kiến trúc và khung cảnh thiên nhiên...
Môn đồ của tổ đình Từ Hiếu thường ra rặng tre, gần hồ cá để thiền.
Lúc 0h ngày 22/1, thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại tổ đình Từ Hiếu, trụ thế 95 năm.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp chặt chẽ và tham gia giúp đỡ tổ đình Từ Hiếu tổ chức tang lễ trưởng lão hòa thượng Thích Nhất Hạnh trang nghiêm, thành kính theo nghi thức cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thực hiện theo di nguyện tâm tang của ngài.
Tất cả người đến thăm viếng cùng thực tập tâm niệm cúng dường để toàn bộ tang lễ tâm tang được diễn ra trong im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh và nhẹ nhàng. Sau lễ trà tỳ (hỏa thiêu) vào sáng 29/1, tro cốt của thiền sư được an vị tại tổ đình Từ Hiếu cùng các trung tâm Làng Mai trên thế giới mà không phải dựng tháp.
Đoàn Nguyên - Thiện Nhân