Nóng: Ấn Độ kéo dàn tăng T-90 lên biên giới... Trung Quốc coi chừng

Sau thông tin Trung Quốc tung các xe tăng cũng như máy bay đến gần khu vực biên giới tranh chấp, Ấn Độ cũng đã đáp trả bằng cách vận chuyển hàng loạt xe tăng T-90 và T-72 của mình đến khu vực này.

Tình hình căng thẳng biên giới Trung - Ấn bắt đầu nóng lên kể từ cuối tháng 4 năm nay tại khu vực Đông Ladakh, Trung Quốc được cho là đã điều động các loại xe bọc thép, xe tăng chiến đấu hạng nhẹ Type-15, các loại máy bay chiến đấu cũng như máy bay cảnh báo sớm áp sát biên giới làm tình hình đã trở nên vô cùng căng thẳng. Ảnh: Xe tăng Type-15 của Trung Quốc.

Tình hình căng thẳng biên giới Trung - Ấn bắt đầu nóng lên kể từ cuối tháng 4 năm nay tại khu vực Đông Ladakh, Trung Quốc được cho là đã điều động các loại xe bọc thép, xe tăng chiến đấu hạng nhẹ Type-15, các loại máy bay chiến đấu cũng như máy bay cảnh báo sớm áp sát biên giới làm tình hình đã trở nên vô cùng căng thẳng. Ảnh: Xe tăng Type-15 của Trung Quốc.

Đáp trả lại, mới đây, phía Ấn Độ đã tung video cho thấy hàng dài các xe tăng T-72 và T-90 của Ấn Độ đang được vận chuyển trên tàu hỏa của Quân đội tiến về hướng biên giới Ladakh. Ảnh: Xe tăng T-90 Ấn Độ trên tàu hỏa.

Đáp trả lại, mới đây, phía Ấn Độ đã tung video cho thấy hàng dài các xe tăng T-72 và T-90 của Ấn Độ đang được vận chuyển trên tàu hỏa của Quân đội tiến về hướng biên giới Ladakh. Ảnh: Xe tăng T-90 Ấn Độ trên tàu hỏa.

Những chiếc T-90S này được Ấn Độ nhập khẩu số lượng lớn từ Nga và nay đã tự chế tạo trong nước với tên gọi T-90 Bhisma. Ảnh: Xe tăng T-90 trên tàu hỏa.

Những chiếc T-90S này được Ấn Độ nhập khẩu số lượng lớn từ Nga và nay đã tự chế tạo trong nước với tên gọi T-90 Bhisma. Ảnh: Xe tăng T-90 trên tàu hỏa.

Xe tăng T-72 cũng đã được Ấn Độ nội địa hóa với cái tên T-72 Ajeya vốn là phiên bản T-72M/M1 của Liên Xô. Ảnh: Xe tăng T-72 của Ấn Độ.

Xe tăng T-72 cũng đã được Ấn Độ nội địa hóa với cái tên T-72 Ajeya vốn là phiên bản T-72M/M1 của Liên Xô. Ảnh: Xe tăng T-72 của Ấn Độ.

Xe tăng T-72M của Ấn Độ có trọng lượng hơn 41 tấn, xe được trang bị một động cơ V-46-6 công suất 780 mã lực, sử dụng một pháo nòng trơn 125mm 2A46 có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng. Ảnh: Một chiếc T-72 của Ấn Độ huấn luyện trên thao trường.

Xe tăng T-72M của Ấn Độ có trọng lượng hơn 41 tấn, xe được trang bị một động cơ V-46-6 công suất 780 mã lực, sử dụng một pháo nòng trơn 125mm 2A46 có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng. Ảnh: Một chiếc T-72 của Ấn Độ huấn luyện trên thao trường.

Xe được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ cho phép độ bảo vệ cao, vũ khí phụ gồm súng máy phòng không 12.7mm NSV và súng máy đồng trục nòng pháo 7.62mm. Ảnh: Xe tăng T-72 Ấn Độ trong một cuộc diễn tập.

Xe được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ cho phép độ bảo vệ cao, vũ khí phụ gồm súng máy phòng không 12.7mm NSV và súng máy đồng trục nòng pháo 7.62mm. Ảnh: Xe tăng T-72 Ấn Độ trong một cuộc diễn tập.

Ấn Độ sau khi đã sản xuất T-72 đã tiếp tục nâng cấp lên chuẩn T-72 Ajeya MK2 sử dụng nhiều công nghệ phương tây và Israel cho phép xe có sức mạnh vượt trội hơn. Ảnh: Cận cảnh một chiếc T-72 của Ấn Độ với màu sơn khá lòe loẹt.

Ấn Độ sau khi đã sản xuất T-72 đã tiếp tục nâng cấp lên chuẩn T-72 Ajeya MK2 sử dụng nhiều công nghệ phương tây và Israel cho phép xe có sức mạnh vượt trội hơn. Ảnh: Cận cảnh một chiếc T-72 của Ấn Độ với màu sơn khá lòe loẹt.

Trong khi đó, những chiếc T-90S và T-90 Bhisma hiện nay được cho là lực lượng xương sống, tạo nên sức mạnh của Lục quân Ấn Độ với con số nhiều khủng khiếp, hơn 1000 chiếc đang có trong trang bị. Ảnh: Một chiếc T-90 Ấn Độ trên thao trường.

Trong khi đó, những chiếc T-90S và T-90 Bhisma hiện nay được cho là lực lượng xương sống, tạo nên sức mạnh của Lục quân Ấn Độ với con số nhiều khủng khiếp, hơn 1000 chiếc đang có trong trang bị. Ảnh: Một chiếc T-90 Ấn Độ trên thao trường.

Xe sử dụng động cơ V92S2 công suất 1000 mã lực do Ấn Độ tự chế tạo trong nước, sử dụng pháo 2A46M nâng cấp có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 tiên tiến. Ảnh: Xe tăng T-90 Ấn Độ.

Xe sử dụng động cơ V92S2 công suất 1000 mã lực do Ấn Độ tự chế tạo trong nước, sử dụng pháo 2A46M nâng cấp có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 tiên tiến. Ảnh: Xe tăng T-90 Ấn Độ.

Xe tăng T-90 Ấn Độ là phiên bản T-90S khá giống với T-90S của Việt Nam tuy nhiên Ấn Độ đã loại bỏ hệ thống đèn nhiễu OTShU-7-1 do những đánh giá khác nhau về chiến thuật, xe có trọng lượng hơn 45 tấn. Ảnh: T-90 Ấn Độ.

Xe tăng T-90 Ấn Độ là phiên bản T-90S khá giống với T-90S của Việt Nam tuy nhiên Ấn Độ đã loại bỏ hệ thống đèn nhiễu OTShU-7-1 do những đánh giá khác nhau về chiến thuật, xe có trọng lượng hơn 45 tấn. Ảnh: T-90 Ấn Độ.

Có thể thấy, sức mạnh hỏa lực của T-72 và T-90 Ấn Độ vượt trội rõ ràng so với các xe tăng hạng nhẹ Type-15 của Trung Quốc bên kia chiến tuyến chỉ được trang bị pháo 105mm, tuy nhiên việc những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Ấn Độ có thể tiếp cận khu vực tranh chấp có độ cao hơn 4.000m trên mực nước biển quả là không phải điều dễ dàng. Trong khi đó các xe Type-15 Trung Quốc chỉ nặng khoảng 32-35 tấn cùng động cơ mạnh mẽ có thể dễ dàng cơ động trên khu vực núi cao hiểm trở. Chính vì vậy, đây là một thiệt thòi rất lớn đối với phía Ấn Độ. Ảnh: Xe vận tải chở Type-15 áp sát biên giới Ấn Độ.

Có thể thấy, sức mạnh hỏa lực của T-72 và T-90 Ấn Độ vượt trội rõ ràng so với các xe tăng hạng nhẹ Type-15 của Trung Quốc bên kia chiến tuyến chỉ được trang bị pháo 105mm, tuy nhiên việc những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Ấn Độ có thể tiếp cận khu vực tranh chấp có độ cao hơn 4.000m trên mực nước biển quả là không phải điều dễ dàng. Trong khi đó các xe Type-15 Trung Quốc chỉ nặng khoảng 32-35 tấn cùng động cơ mạnh mẽ có thể dễ dàng cơ động trên khu vực núi cao hiểm trở. Chính vì vậy, đây là một thiệt thòi rất lớn đối với phía Ấn Độ. Ảnh: Xe vận tải chở Type-15 áp sát biên giới Ấn Độ.

Video Xem quân đội Trung Quốc và Ấn Độ “choảng nhau” - Nguồn: VTC1

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nong-an-do-keo-dan-tang-t-90-len-bien-gioi-trung-quoc-coi-chung-1396099.html