Nóng: 'Chiến tướng' của NASA tóm gọn nơi sự sống bắt đầu?

Những quan sát mới nhất của siêu kính viễn vọng James Webb về một vùng không gian siêu lạnh chứa các khối xây dựng sự sống được kỳ vọng giúp các nhà khoa học hiểu được các hành tinh có thể ở được đã ra đời như thế nào.

Các nhà khoa học đã sử dụng camera hồng ngoại của James Webb để xoáy vào vùng cực tối và cực lạnh của đám mây phân tử cách chúng ta 500 năm ánh sáng này.

Các nhà khoa học đã sử dụng camera hồng ngoại của James Webb để xoáy vào vùng cực tối và cực lạnh của đám mây phân tử cách chúng ta 500 năm ánh sáng này.

Họ đã xác định được những thứ bất ngờ ở nơi có nhiệt độ chết chóc là âm 263 độ C, tức chỉ còn cách độ âm tuyệt đối một chút. Đó là các phân tử đông lạnh bao gồm lưu huỳnh carbonyl, amoniac, metan, methanol...

Họ đã xác định được những thứ bất ngờ ở nơi có nhiệt độ chết chóc là âm 263 độ C, tức chỉ còn cách độ âm tuyệt đối một chút. Đó là các phân tử đông lạnh bao gồm lưu huỳnh carbonyl, amoniac, metan, methanol...

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature, các phân tử quen thuộc này một ngày nào đó sẽ trở thành một phần lõi nóng của một ngôi sao sơ sinh, cũng như một phần của các ngoại hành tinh mà nhiều cái trong số đó có thể ở được.

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature, các phân tử quen thuộc này một ngày nào đó sẽ trở thành một phần lõi nóng của một ngôi sao sơ sinh, cũng như một phần của các ngoại hành tinh mà nhiều cái trong số đó có thể ở được.

Chúng cũng nắm giữ cái gọi là "các khối xây dựng sự sống", chờ đợi để gieo rắc mầm sống khi có một hành tinh phù hợp chào đời: Carbon, oxy, hydro, nitơ và lưu huỳnh, một "hỗn hợp phân tử sự sống" gọi là COHNS.

Chúng cũng nắm giữ cái gọi là "các khối xây dựng sự sống", chờ đợi để gieo rắc mầm sống khi có một hành tinh phù hợp chào đời: Carbon, oxy, hydro, nitơ và lưu huỳnh, một "hỗn hợp phân tử sự sống" gọi là COHNS.

"Kết quả của chúng tôi cung cấp cái nhìn sâu sắc về giai đoạn hóa học tối ban đầu của sự hình thành băng trên các hạt bụi giữa các vì sao, sẽ phát triển thành những viên sỏi có kích thước cm mà từ đó các hành tinh hình thành" - tác giả chính Melissa McClure từ Đài quan sát Leden (Hà Lan), cho biết.

"Kết quả của chúng tôi cung cấp cái nhìn sâu sắc về giai đoạn hóa học tối ban đầu của sự hình thành băng trên các hạt bụi giữa các vì sao, sẽ phát triển thành những viên sỏi có kích thước cm mà từ đó các hành tinh hình thành" - tác giả chính Melissa McClure từ Đài quan sát Leden (Hà Lan), cho biết.

Những đám mây phân tử như Chameleon I - tức Tắc Kè Hoa I - là vườn ươm sao và hành tinh. Trải qua hàng triệu năm, các chất khí, băng và bụi bên trong nó sẽ tạo thành các cấu trúc lớn hơn. Một số cấu trúc nóng lên thành lõi của các ngôi sao trẻ.

Những đám mây phân tử như Chameleon I - tức Tắc Kè Hoa I - là vườn ươm sao và hành tinh. Trải qua hàng triệu năm, các chất khí, băng và bụi bên trong nó sẽ tạo thành các cấu trúc lớn hơn. Một số cấu trúc nóng lên thành lõi của các ngôi sao trẻ.

Khi các ngôi sao trẻ này phát triển, chúng sẽ hút ngày càng nhiều vật chất về phía mình và ngày càng nóng hơn, cuối cùng tạo thành một ngôi sao sơ sinh với đĩa khí bụi dày đặc xung quanh, nơi nó hoài thai các hành tinh.

Khi các ngôi sao trẻ này phát triển, chúng sẽ hút ngày càng nhiều vật chất về phía mình và ngày càng nóng hơn, cuối cùng tạo thành một ngôi sao sơ sinh với đĩa khí bụi dày đặc xung quanh, nơi nó hoài thai các hành tinh.

Nhà thiên văn McClure nói thêm: "Những quan sát này mở ra một cửa sổ mới về lộ trình hình thành các phân tử đơn giản và phức tạp cần thiết để tạo nên các khối xây dựng sự sống".

Nhà thiên văn McClure nói thêm: "Những quan sát này mở ra một cửa sổ mới về lộ trình hình thành các phân tử đơn giản và phức tạp cần thiết để tạo nên các khối xây dựng sự sống".

Kính thiên văn không gian James Webb (JWST), trước đó gọi là Kính thiên văn không gian thế hệ tiếp theo (NGST), là một kính viễn vọng không gian đã được chế tạo và đã được phóng lên vào 19 giờ 20 phút (giờ Việt Nam) ngày 25 tháng 12 năm 2021.

Kính thiên văn không gian James Webb (JWST), trước đó gọi là Kính thiên văn không gian thế hệ tiếp theo (NGST), là một kính viễn vọng không gian đã được chế tạo và đã được phóng lên vào 19 giờ 20 phút (giờ Việt Nam) ngày 25 tháng 12 năm 2021.

Kính JWST có độ nhạy và độ phân giải chưa từng có với khả năng thu thập từ bước sóng khả kiến cho tới hồng ngoại trung, và là thế hệ kính thiên văn kế tiếp của kính thiên văn không gian Hubble và kính thiên văn không gian Spitzer.

Kính JWST có độ nhạy và độ phân giải chưa từng có với khả năng thu thập từ bước sóng khả kiến cho tới hồng ngoại trung, và là thế hệ kính thiên văn kế tiếp của kính thiên văn không gian Hubble và kính thiên văn không gian Spitzer.

Kính viễn vọng này có đặc điểm bao gồm một gương chính ghép mảnh đường kính 6,5 mét được tên lửa đưa tới điểm L2 của hệ Mặt Trời-Trái Đất. Các tấm chắn Mặt Trời lớn sẽ giữ cho gương và bốn thiết bị khoa học luôn ở dưới 50 K (−220 °C; −370 °F).

Kính viễn vọng này có đặc điểm bao gồm một gương chính ghép mảnh đường kính 6,5 mét được tên lửa đưa tới điểm L2 của hệ Mặt Trời-Trái Đất. Các tấm chắn Mặt Trời lớn sẽ giữ cho gương và bốn thiết bị khoa học luôn ở dưới 50 K (−220 °C; −370 °F).

Khả năng của JWST sẽ cho phép khảo cứu trên diện rộng đối với lĩnh vực thiên văn học và vũ trụ học.

Khả năng của JWST sẽ cho phép khảo cứu trên diện rộng đối với lĩnh vực thiên văn học và vũ trụ học.

Xem thêm video: Cận cảnh cụm kính viễn vọng khủng nhất thế giới vừa xây dựng. Nguồn: Kienthucnet.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-chien-tuong-cua-nasa-tom-gon-noi-su-song-bat-dau-1802311.html