Nông dân Giàng A Chinh kiếm tiền tỉ từ cây sơn tra
Dáng người nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn nhưng anh Giàng A Chính, dân tộc Mông là một trong số những nông dân tiêu biểu toàn quốc. Gia đình anh vươn lên thoát nghèo nhờ trồng cây sơn tra và phát triển kinh tế VAC.
Mỗi năm thu nhập hàng tỉ đồng
Giàng A Chính sinh năm 1979, tại Bản Nậm Lộng, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Gần 10 năm qua, anh được người dân quanh vùng biết đến là gương thanh niên dân tộc làm kinh tế giỏi, mỗi năm đem lại thu nhập hàng tỉ đồng.
Là người dân tộc Mông của tỉnh miền núi xa xôi, hẻo lánh, quanh năm gắn bó với bản làng, Giàng A Chính càng thấm thía khi chứng kiến cái đói, cái nghèo bao bọc người dân. Nhất là lúc giáp hạt hay mất mùa, củ khoai, củ sắn, bắp ngô cũng còn chả đủ ăn. Chính vì thế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Chinh đã nuôi ước mơ làm giầu trên chính mảnh đất quê hương để thoát nghèo.
Lật lại trong ký ức, anh Chinh kể, sau khi cưới vợ, có con, cuộc sống gia đinh anh càng khó khăn hơn. Để lo cho con, vợ chồng anh từng đi làm thuê để có đồng ra đồng vào, chi tiêu cho cuộc sống. Nhiều hôm anh đứng trước đất bỏ hoang bạt ngàn của bản mình mà nghĩ suy, trăn trở, tại sao đất đai nhiều như vậy mà dân không canh tác, chỉ để cỏ mọc hoang? Thì ra, dân Mông nghèo quá, làm mà chẳng đủ ăn, đủ mặc, muốn làm gì cũng chẳng có vốn đầu tư giống ban đầu, bản thân anh cũng vậy. Cái nghèo, cái khó cứ thế mà bao bọc bao đời.
May mắn, năm 2012, Giàng A Chinh được Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Bắc Yên cho vay 50 triệu đồng làm vốn trồng trọt và chăn nuôi. Khi đó, cầm số tiền trong tay, anh chưa bao giờ nghĩ đến bởi là số tiền không hề nhỏ. Sau khi bàn bạc kỹ với vợ, anh Chinh đã nhanh chóng mua bò sinh sản về nuôi, vừa gây giống lại dễ chăn nuôi. Đặc biệt khi bò mẹ sinh con, số tiền đầu tư sẽ đem lại lợi nhuận gần gấp đôi. Mua bò hết một phần tiền, số còn lại anh đầu tư, bắt tay vào ươm cây giống táo sơn tra để trồng trên mảnh đất của gia đình. Thấy cách anh làm, nhiều người dân trong bản cũng tò mò, ngạc nhiên bởi ở cái bản Nậm Lộng này xưa nay chư từng có ai làm vậy.
Từ khi chuyển sang sản xuất, phát triển cây sơn tra đến nay gia đình anh Chinh đã ươm được trên 5 vạn cây giống và đã trồng diện tích cây sơn tra thành vùng tập chung.
Sau gần 10 năm chuyển đổi phát triển kinh tế đến nay gia đình anh Giàng A Chinh đã có tổng diện tích cây sơn tra gần 39 ha. Đặc biệt trong số đó, đã có hơn 10 ha diện tích cây sơn tra đã cho thu hoạch được hơn 6 năm.
Trồng cây sơn tra, mỗi năm đem lại hiệu quả Kinh tế cho gia đinh anh Chinh hơn 1 tỉ đồng. Những năm đàu, thu nhập chỉ đạt vài chục triệu, rồi lên trăm triệu. Nhưng kết quả thu nhập đã trừ chi phí đến năm 2015 đạt 991 triệu đồng, năm 2016 là 1.130.000.000 đồng, năm sau đạt 1.210.000.000 triệu đồng. Hiện nay, từ cây sơn tra ăn quả, cây giống, chăn nuôi và dệt thổ cẩm…hoạt động sản xuất kinh doanh của anh nông dân người Mông này đem lại nguồn tiền tỉ cho gia đinh.
Giúp bà con cùng vươn lên làm giàu
Từ hai bàn tay trắng, dược hỗ trợ vay vốn, dám nghĩ dám làm, anh nông dân Giàng A Chinh nghèo năm nào nay trở thành tỉ phú, là gương nông dân điển hình không chỉ của Sơn La mà là toàn quốc.
Không chỉ vươn lên thoát nghèo, làm giầu cho gia đinh mà Giàng A Chinh còn đưọc biết đến là tấm gương đảng viên, Bí thư giúp đỡ dân bản phát triển kinh tế bền vững để thoát nghèo.
Học được kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi ua những lớp tập huấn nông dân, cộng với kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn làm giàu, A Chinh cũng đã phổ biến kinh nghiệm, cách làm và ủng hộ cây giống cho hang chục hộ nông dân nghèo gặp khó khăn của bản. Đến nay, những hộ nông dân được giúp đỡ đã từng bước thoát nghèo, dần dần có của ăn của để.
“Gia đình tôi trước đây rất nghèo, phương thức sản xuất kiểu truyền thống lạc hậu, hơn nữa không có vốn làm ăn. Cuộc sống đơn giản chỉ dựa vào cây trồng trên nương thông qua kinh nghiệm của cha ông để lại. Trồng cấy trên nương, đất dốc, được mùa hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Công sức lao động thì vất vả mà vẫn chẳng đủ ăn, vẫn đói nghèo. Vì vậy, từ khi phát triển đượ̣c kinh tế gia đình, tôi luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ bà con làm kinh tế” anh Chinh tâm sự.
Anh luôn là người đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giúp bà con dân bản làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo, hiện gia đình anh tạo công ăn việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho gần 20 lao động. Đặc biệt, vào mùa vụ thu quả, anh Chinh còn thu mua sơn tra của bà con để đổ cho thương lại, số lượng lao động sẽ nhiều hơn.
Bao nhiêu đất người Mông bỏ hoang giờ đây đã được phủ một màu xanh của cây sơn tra. Còn những đồi lau sợi, lắm cỏ dại, được rào lại để chăn thả bò. Điều quan trọng là, không những anh Chinh biết làm kinh tế giỏi mà giờ đây, nhiều hộ nông dân trong bản Nậm Lộng, xã Hang Chú cũng noi theo làm giàu. Đồng bào Mông không còn cảnh đói ăn, hay du canh du cư như trước.