Nóng: Dữ liệu của NASA giúp giải mã bí ẩn về sao Hỏa

Dữ liệu do tàu đổ bộ InSight của NASA thu thập được có thể giúp các chuyên gia giải mã bí ẩn về cách cảnh quan sao Hỏa có hình dáng như hiện nay.

Bản ghi âm về hoạt động địa chấn trên sao Hỏa, được gọi là "marsquakes" (động đất Sao Hỏa), được thu thập bởi một robot trên hành tinh Đỏ cuối cùng có thể đã giải đáp được bí ẩn tồn tại 50 năm qua: Tại sao khu vực phía Nam và phía Bắc của sao Hỏa có sự khác biệt. Ảnh: NASA/JPL/USGS.

Bản ghi âm về hoạt động địa chấn trên sao Hỏa, được gọi là "marsquakes" (động đất Sao Hỏa), được thu thập bởi một robot trên hành tinh Đỏ cuối cùng có thể đã giải đáp được bí ẩn tồn tại 50 năm qua: Tại sao khu vực phía Nam và phía Bắc của sao Hỏa có sự khác biệt. Ảnh: NASA/JPL/USGS.

Từ những năm 1970, các nhà khoa học đã biết sao Hỏa chia thành 2 khu vực chính. Trong đó, vùng đất thấp phía Bắc bao phủ khoảng 2/3 bán cầu bắc của sao Hỏa trong khi vùng đất cao phía Nam bao phủ phần còn lại của hành tinh Đỏ có độ cao trung bình cao hơn khoảng 5 km so với vùng đất thấp ở phía Bắc. Ảnh: Shutterstock.

Từ những năm 1970, các nhà khoa học đã biết sao Hỏa chia thành 2 khu vực chính. Trong đó, vùng đất thấp phía Bắc bao phủ khoảng 2/3 bán cầu bắc của sao Hỏa trong khi vùng đất cao phía Nam bao phủ phần còn lại của hành tinh Đỏ có độ cao trung bình cao hơn khoảng 5 km so với vùng đất thấp ở phía Bắc. Ảnh: Shutterstock.

Việc bán cầu Nam của sao Hỏa có lớp vỏ dày hơn và cao hơn khoảng 5 km so với bán cầu Bắc còn được gọi là "sự phân đôi của sao Hỏa". Các chuyên gia đã đưa ra 2 giả thuyết để giải thích tình trạng này. Ảnh: Pinterest.

Việc bán cầu Nam của sao Hỏa có lớp vỏ dày hơn và cao hơn khoảng 5 km so với bán cầu Bắc còn được gọi là "sự phân đôi của sao Hỏa". Các chuyên gia đã đưa ra 2 giả thuyết để giải thích tình trạng này. Ảnh: Pinterest.

Trong đó, giả thuyết đầu tiên cho rằng, một quá trình chưa biết nào đó bên trong sao Hỏa đã tạo ra "sự phân đôi của sao Hỏa". Giả thuyết thứ hai cho rằng, một vụ va chạm lớn với một vật thể có kích thước bằng Mặt Trăng hoặc nhiều tảng đá vũ trụ nhỏ hơn đã định hình lại bề mặt hành tinh Đỏ. Ảnh: Northeastern Global News.

Trong đó, giả thuyết đầu tiên cho rằng, một quá trình chưa biết nào đó bên trong sao Hỏa đã tạo ra "sự phân đôi của sao Hỏa". Giả thuyết thứ hai cho rằng, một vụ va chạm lớn với một vật thể có kích thước bằng Mặt Trăng hoặc nhiều tảng đá vũ trụ nhỏ hơn đã định hình lại bề mặt hành tinh Đỏ. Ảnh: Northeastern Global News.

Tuy nhiên, tuổi của các tảng đá trên bề mặt sao Hỏa cho thấy bất cứ điều gì gây ra sự mất cân bằng đều xảy ra vào những ngày đầu của Hệ mặt trời khiến cho việc xác định nguyên nhân chính xác trở nên khó khăn. Ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên, tuổi của các tảng đá trên bề mặt sao Hỏa cho thấy bất cứ điều gì gây ra sự mất cân bằng đều xảy ra vào những ngày đầu của Hệ mặt trời khiến cho việc xác định nguyên nhân chính xác trở nên khó khăn. Ảnh: Pinterest.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ tàu đổ bộ InSight của NASA, ghi lại cách sóng địa chấn từ động đất trên sao Hỏa phản xạ bên trong hành tinh nhằm có thể phát hiện ra bất kỳ bằng chứng nào gây ra "sự phân đôi của sao Hỏa". Ảnh: Pinterest.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ tàu đổ bộ InSight của NASA, ghi lại cách sóng địa chấn từ động đất trên sao Hỏa phản xạ bên trong hành tinh nhằm có thể phát hiện ra bất kỳ bằng chứng nào gây ra "sự phân đôi của sao Hỏa". Ảnh: Pinterest.

Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy bán cầu Nam của sao Hỏa nóng hơn rõ rệt so với bán cầu Bắc. Việc nắm rõ hoạt động đối lưu sẽ cung cấp những manh mối về cách mà Sao Hỏa đã tiến hóa thành trạng thái hiện tại trong suốt hàng tỷ năm. Ảnh: NASA Science.

Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy bán cầu Nam của sao Hỏa nóng hơn rõ rệt so với bán cầu Bắc. Việc nắm rõ hoạt động đối lưu sẽ cung cấp những manh mối về cách mà Sao Hỏa đã tiến hóa thành trạng thái hiện tại trong suốt hàng tỷ năm. Ảnh: NASA Science.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, sự chênh lệch nhiệt độ này có thể xuất phát từ hoạt động kiến tạo cổ đại đã biến mất khỏi sao Hỏa. Ảnh: Smithsonian Magazine.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, sự chênh lệch nhiệt độ này có thể xuất phát từ hoạt động kiến tạo cổ đại đã biến mất khỏi sao Hỏa. Ảnh: Smithsonian Magazine.

"Tại một thời điểm nào đó, sao Hỏa có các mảng kiến tạo chuyển động giống như Trái Đất. Sự chuyển động của các mảng kiến tạo này và đá nóng chảy bên dưới chúng có thể tạo ra thứ gì đó giống như sự phân đôi, sau đó bị đóng băng tại chỗ khi các mảng kiến tạo ngừng chuyển động để tạo thành thứ mà các nhà khoa học gọi là "nắp ứ đọng" trên phần bên trong nóng chảy của hành tinh", nhóm nghiên cứu cho hay. Ảnh: Pinterest.

"Tại một thời điểm nào đó, sao Hỏa có các mảng kiến tạo chuyển động giống như Trái Đất. Sự chuyển động của các mảng kiến tạo này và đá nóng chảy bên dưới chúng có thể tạo ra thứ gì đó giống như sự phân đôi, sau đó bị đóng băng tại chỗ khi các mảng kiến tạo ngừng chuyển động để tạo thành thứ mà các nhà khoa học gọi là "nắp ứ đọng" trên phần bên trong nóng chảy của hành tinh", nhóm nghiên cứu cho hay. Ảnh: Pinterest.

Theo kịch bản này, magma bên dưới bán cầu Nam liên tục bị đẩy lên lớp vỏ trong khi magma bên dưới bán cầu Bắc chìm xuống lõi hành tinh Đỏ. Điều này giúp giải thích tại sao bán cầu Nam của sao Hỏa có lớp vỏ dày hơn so với bán cầu Bắc. Ảnh: Eos.org.

Theo kịch bản này, magma bên dưới bán cầu Nam liên tục bị đẩy lên lớp vỏ trong khi magma bên dưới bán cầu Bắc chìm xuống lõi hành tinh Đỏ. Điều này giúp giải thích tại sao bán cầu Nam của sao Hỏa có lớp vỏ dày hơn so với bán cầu Bắc. Ảnh: Eos.org.

Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-du-lieu-cua-nasa-giup-giai-ma-bi-an-ve-sao-hoa-2075496.html