Nóng: Hố thiên thạch 500 triệu năm bỗng trồi lên từ biển

Hố thiên thạch Soderfjarden rộng 22 km2 trải qua nhiều biến đổi trong hơn 500 năm qua. Từ chìm dưới băng, Soderfjarden ngày nay đang dần nhô cao và có hình lục giác.

Hơn 500 triệu năm trước, một thiên thạch đã đâm xuống Trái Đất gần Vòng Nam Cực, để lại một hố trũng khổng lồ có đường kính vài km. Trải qua hàng triệu năm, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo đã đưa "vết sẹo" trên vỏ Trái Đất này tiến lên Bắc bán cầu. Ngày nay, địa điểm va chạm cổ đại này được đặt tên là hố thiên thạch Soderfjarden. Ảnh: Earthobservatory.

Hơn 500 triệu năm trước, một thiên thạch đã đâm xuống Trái Đất gần Vòng Nam Cực, để lại một hố trũng khổng lồ có đường kính vài km. Trải qua hàng triệu năm, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo đã đưa "vết sẹo" trên vỏ Trái Đất này tiến lên Bắc bán cầu. Ngày nay, địa điểm va chạm cổ đại này được đặt tên là hố thiên thạch Soderfjarden. Ảnh: Earthobservatory.

Hố thiên thạch Soderfjarden rộng 22 km2, nằm trên bờ biển phía tây Phần Lan, gần Vịnh Bothnia, nhánh phía bắc của Biển Baltic. Rộng hơn 5,5 km tính từ Đông sang Tây, Soderfjarden hiện là nhiều cánh đồng nông nghiệp. Ảnh: Earthobservatory.

Hố thiên thạch Soderfjarden rộng 22 km2, nằm trên bờ biển phía tây Phần Lan, gần Vịnh Bothnia, nhánh phía bắc của Biển Baltic. Rộng hơn 5,5 km tính từ Đông sang Tây, Soderfjarden hiện là nhiều cánh đồng nông nghiệp. Ảnh: Earthobservatory.

Tại vùng Scandinavia, Soderfjarden không phải lúc nào cũng nằm trên đất liền. Khoảng 20.000 năm trước, trong thời kỳ Cực đại Băng hà Cuối cùng, một tấm băng dày và nặng bao trùm nơi này và đè đất xuống hàng trăm mét. Do bây giờ không còn chịu sức nặng đó nên khối đất đang nâng dần dâng lên với tốc độ cao. Ảnh: Jim O'Donnell.

Tại vùng Scandinavia, Soderfjarden không phải lúc nào cũng nằm trên đất liền. Khoảng 20.000 năm trước, trong thời kỳ Cực đại Băng hà Cuối cùng, một tấm băng dày và nặng bao trùm nơi này và đè đất xuống hàng trăm mét. Do bây giờ không còn chịu sức nặng đó nên khối đất đang nâng dần dâng lên với tốc độ cao. Ảnh: Jim O'Donnell.

Trong những thế kỷ gần đây, hố thiên thạch Soderfjarden bắt đầu nổi lên khỏi mặt biển. Đầu tiên, nó hiện ra như một vịnh (Soderfjarden nghĩa là "vịnh phía nam"), nơi người dân câu cá pike và perch cho đến thế kỷ 18. Khi đất tiếp tục nâng lên, chiếc hố ngày càng khô ráo hơn, trở thành vùng đất ngập nước rồi thành vùng trũng nội địa. Ảnh: Jim O'Donnell.

Trong những thế kỷ gần đây, hố thiên thạch Soderfjarden bắt đầu nổi lên khỏi mặt biển. Đầu tiên, nó hiện ra như một vịnh (Soderfjarden nghĩa là "vịnh phía nam"), nơi người dân câu cá pike và perch cho đến thế kỷ 18. Khi đất tiếp tục nâng lên, chiếc hố ngày càng khô ráo hơn, trở thành vùng đất ngập nước rồi thành vùng trũng nội địa. Ảnh: Jim O'Donnell.

Lúc đầu, cây cói và lau sậy phát triển mạnh trong hố thiên thạch Soderfjarden. Người dân thu hoạch chúng làm thức ăn cho gia súc. Vào đầu thế kỷ 19, các máy bơm được lắp đặt để thoát nước cho hố thiên thạch này và tăng diện tích canh tác. Sau đó, nhiều nhà kho chứa cỏ khô và thức ăn cho gia súc xuất hiện khá nhiều và đạt đỉnh điểm là 3.000 nhà kho vào những năm 1940 - 1950. Ảnh: Jim O'Donnell.

Lúc đầu, cây cói và lau sậy phát triển mạnh trong hố thiên thạch Soderfjarden. Người dân thu hoạch chúng làm thức ăn cho gia súc. Vào đầu thế kỷ 19, các máy bơm được lắp đặt để thoát nước cho hố thiên thạch này và tăng diện tích canh tác. Sau đó, nhiều nhà kho chứa cỏ khô và thức ăn cho gia súc xuất hiện khá nhiều và đạt đỉnh điểm là 3.000 nhà kho vào những năm 1940 - 1950. Ảnh: Jim O'Donnell.

Ngày nay, hầu hết đất đai trong hố thiên thạch Soderfjarden được sử dụng để trồng ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì và yến mạch. Các cánh đồng cũng có giá trị với nhiều loài chim, thu hút hàng nghìn con sếu cổ trắng trong những chuyến di cư mùa Xuân và mùa Thu. Do vẫn là vùng đất thấp nên ngày nay, Soderfjarde vẫn cần được bơm thoát nước. Ảnh: Jim O'Donnell.

Ngày nay, hầu hết đất đai trong hố thiên thạch Soderfjarden được sử dụng để trồng ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì và yến mạch. Các cánh đồng cũng có giá trị với nhiều loài chim, thu hút hàng nghìn con sếu cổ trắng trong những chuyến di cư mùa Xuân và mùa Thu. Do vẫn là vùng đất thấp nên ngày nay, Soderfjarde vẫn cần được bơm thoát nước. Ảnh: Jim O'Donnell.

Soderfjarden thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học hành tinh vì hình dạng hình học. Một số người mô tả hố thiên thạch Soderfjarden ở Phần Lan là "mẫu tốt nhất của cấu trúc va chạm hình lục giác trên Trái Đất". Ảnh: Photo Courtesy Sundom bygdeförening.

Soderfjarden thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học hành tinh vì hình dạng hình học. Một số người mô tả hố thiên thạch Soderfjarden ở Phần Lan là "mẫu tốt nhất của cấu trúc va chạm hình lục giác trên Trái Đất". Ảnh: Photo Courtesy Sundom bygdeförening.

Hố va chạm đa giác có các đoạn thẳng dọc theo vành hố, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tất cả các cấu trúc va chạm, có xu hướng là hình tròn. Hố đa giác cũng hiện diện trên bề mặt một số hành tinh, tiểu hành tinh và mặt trăng trong hệ Mặt Trời - từ sao Thủy đến mặt trăng Charon của sao Diêm Vương. Ảnh: bothniancoastalroute.

Hố va chạm đa giác có các đoạn thẳng dọc theo vành hố, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tất cả các cấu trúc va chạm, có xu hướng là hình tròn. Hố đa giác cũng hiện diện trên bề mặt một số hành tinh, tiểu hành tinh và mặt trăng trong hệ Mặt Trời - từ sao Thủy đến mặt trăng Charon của sao Diêm Vương. Ảnh: bothniancoastalroute.

Các thiết bị trên tàu vũ trụ Voyager 2, Cassini, MESSENGER của NASA và một số tàu khác từng chụp những miệng hố như vậy trên thiên thể trong hệ Mặt Trời. Ảnh: bothniancoastalroute.

Các thiết bị trên tàu vũ trụ Voyager 2, Cassini, MESSENGER của NASA và một số tàu khác từng chụp những miệng hố như vậy trên thiên thể trong hệ Mặt Trời. Ảnh: bothniancoastalroute.

Các nhà khoa học tin rằng, hố va chạm đa giác hình thành do địa chất bên dưới. Các đoạn thẳng của chúng hình thành ở nơi có những cấu trúc như đường đứt gãy hoặc vết nứt khác. Do đó, loại hố này có thể cung cấp bằng chứng về quá khứ địa chất của các hành tinh và mặt trăng vốn khó quan sát từ bên ngoài. Ảnh: APU.

Các nhà khoa học tin rằng, hố va chạm đa giác hình thành do địa chất bên dưới. Các đoạn thẳng của chúng hình thành ở nơi có những cấu trúc như đường đứt gãy hoặc vết nứt khác. Do đó, loại hố này có thể cung cấp bằng chứng về quá khứ địa chất của các hành tinh và mặt trăng vốn khó quan sát từ bên ngoài. Ảnh: APU.

Mời độc giả xem video: NASA công bố hình ảnh vụ nổ thiên thạch cực mạnh. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo Earthobservatory)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-ho-thien-thach-500-trieu-nam-bong-troi-len-tu-bien-2070083.html