Nóng: NASA phát hiện 2 'tử địa' mới trên Trái Đất

Nhiệt độ bề mặt ở 2 'tử địa' này đã đạt tới 80,8°C, cao hơn nhiều so với nhiệt độ không khí cao nhất từng được ghi nhận ở Thung lũng Chết, Mỹ (56,7°C).

Một nghiên cứu mới đã sử dụng dữ liệu từ vệ tinh MODIS của NASA để phát hiện hai nơi có nhiệt độ bề mặt vượt quá 80°C trên Trái Đất: sa mạc Lut ở Iran và sa mạc Sonoran dọc biên giới Mexico - Mỹ. (Ảnh: World Heritage Journeys)

Một nghiên cứu mới đã sử dụng dữ liệu từ vệ tinh MODIS của NASA để phát hiện hai nơi có nhiệt độ bề mặt vượt quá 80°C trên Trái Đất: sa mạc Lut ở Iran và sa mạc Sonoran dọc biên giới Mexico - Mỹ. (Ảnh: World Heritage Journeys)

Nhiệt độ bề mặt ở 2 "tử địa" này cao hơn nhiều so với nhiệt độ không khí cao nhất từng được ghi nhận ở Thung lũng Chết, Mỹ (56,7°C). (Ảnh: One Earth)

Nhiệt độ bề mặt ở 2 "tử địa" này cao hơn nhiều so với nhiệt độ không khí cao nhất từng được ghi nhận ở Thung lũng Chết, Mỹ (56,7°C). (Ảnh: One Earth)

Nhiệt độ bề mặt thường cao hơn nhiệt độ không khí, đặc biệt vào những ngày nắng khi bề mặt được làm nóng bởi cả không khí và bức xạ Mặt Trời. (Ảnh: Iran On Adventure)

Nhiệt độ bề mặt thường cao hơn nhiệt độ không khí, đặc biệt vào những ngày nắng khi bề mặt được làm nóng bởi cả không khí và bức xạ Mặt Trời. (Ảnh: Iran On Adventure)

Sự gia tăng nhiệt độ này là một dấu hiệu xấu cho hệ sinh thái sa mạc, đẩy các sinh vật đến bờ vực vì khó có thể thích nghi. (Ảnh: Iran On Adventure)

Sự gia tăng nhiệt độ này là một dấu hiệu xấu cho hệ sinh thái sa mạc, đẩy các sinh vật đến bờ vực vì khó có thể thích nghi. (Ảnh: Iran On Adventure)

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra khu vực Qaidam của Trung Quốc có biên độ dao động nhiệt độ lớn nhất trong ngày, với nhiệt độ có thể dao động tới 81,8°C. (Ảnh: Britannica)

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra khu vực Qaidam của Trung Quốc có biên độ dao động nhiệt độ lớn nhất trong ngày, với nhiệt độ có thể dao động tới 81,8°C. (Ảnh: Britannica)

Có nhiều hành tinh và môi trường trong hệ Mặt Trời và ngoài vũ trụ có điều kiện khắc nghiệt hơn Trái Đất. Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời với nhiệt độ bề mặt trung bình khoảng 467°C. Bầu khí quyển dày đặc của sao Kim chứa chủ yếu là CO₂, tạo ra hiệu ứng nhà kính mạnh mẽ, giữ nhiệt và làm cho nhiệt độ bề mặt cực kỳ cao. (Ảnh: NASA Science)

Có nhiều hành tinh và môi trường trong hệ Mặt Trời và ngoài vũ trụ có điều kiện khắc nghiệt hơn Trái Đất. Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời với nhiệt độ bề mặt trung bình khoảng 467°C. Bầu khí quyển dày đặc của sao Kim chứa chủ yếu là CO₂, tạo ra hiệu ứng nhà kính mạnh mẽ, giữ nhiệt và làm cho nhiệt độ bề mặt cực kỳ cao. (Ảnh: NASA Science)

Sao Thủy, hành tinh gần Mặt Trời nhất có nhiệt độ bề mặt dao động lớn. Ban ngày, nhiệt độ có thể lên tới 430°C, trong khi ban đêm, nhiệt độ có thể giảm xuống -180°C do không có bầu khí quyển để giữ nhiệt. (Ảnh: Space)

Sao Thủy, hành tinh gần Mặt Trời nhất có nhiệt độ bề mặt dao động lớn. Ban ngày, nhiệt độ có thể lên tới 430°C, trong khi ban đêm, nhiệt độ có thể giảm xuống -180°C do không có bầu khí quyển để giữ nhiệt. (Ảnh: Space)

Mặc dù không nóng như sao Kim hay sao Thủy, sao Hỏa có điều kiện khắc nghiệt với bão bụi lớn và nhiệt độ có thể giảm xuống -125°C vào ban đêm ở các cực. (Ảnh: Wikipedia)

Mặc dù không nóng như sao Kim hay sao Thủy, sao Hỏa có điều kiện khắc nghiệt với bão bụi lớn và nhiệt độ có thể giảm xuống -125°C vào ban đêm ở các cực. (Ảnh: Wikipedia)

Mời quý độc giả xem thêm video: Hé lộ mẫu vật tiểu hành tinh 4,5 tỷ năm tuổi NASA vừa công bố.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-nasa-phat-hien-2-tu-dia-moi-tren-trai-dat-2016481.html