Theo Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI) của Mỹ, có ít nhất 3 mặt trăng và 1 hành tinh lùn của hệ Mặt Trời trở thành những hành tinh đứng đầu trong dánh sách tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ.
Các hành tinh này sở hữu đại dương ngầm cung cấp nước tốt hơn các đại dương của Trái đất chúng ta đang sống.
Nguyên nhân chính vì lớp vỏ đá và băng bảo vệ đại dương ngầm đó khỏi các tác động bức xạ từ môi trường vũ trụ khắc nghiệt. Điều này tốt hơn khí quyển Trái đất.
Enceladus - mặt trăng băng giá có đại dương ngầm của sao Thổ, là một trong những nơi giới khoa học tin rằng có sự sống ngoài hành tinh.
Theo tiến sĩ S. Alan Stern từ SwRI, tác giả chính của nghiên cứu, các thế giới có đại dương ngầm như vậy phổ biến trong nhiều hệ sao quanh Trái đất.
Trong hệ Mặt Trời, có ít nhất 4 hành tinh có điều kiện sống tốt Trái đất theo cách đó. Đó là mặt trăng Europa của Sao Mộc; Titan và Enceladus của sao Thổ; cùng với vật thể đang gây tranh cãi là hành tinh lùn hay hành tinh - Sao Diêm Vương.
Các thế giới có đại dương bề mặt như Trái đất phải đối diện với rất nhiều yếu tố nguy hiểm so với lớp bảo vệ mỏng manh của từ quyền và khí quyển.
Mối nguy hiểm đó là các cuộc tấn công của tiểu hành tinh, sao chổi, bức xạ từ siêu tân tinh, các loại bức xạ vũ trụ từ chính sao mẹ như bão Mặt trời...
Các vụ va chạm và vụ nổ siêu tân tinh từng gây nên đại tuyệt chủng ở địa cầu. Chưa kể nhiều dạng thiên tai khác xuất phát từ chính nội hành tinh.
Trong thời gian tới, NASA đang có dự định gửi các robot có khả năng khoan sâu xuống vỏ băng của các thiên thể này để thăm dò, mục tiêu đầu tiên là mặt trăng Enceladus.
Europa được phát hiện bởi Galileo Galilei vào năm 1610, cùng với ba mặt trăng khác lớn hơn của sao Mộc. Nó nhỏ hơn một chút so với mặt trăng của Trái đất và quay quanh sao Mộc ở khoảng cách khoảng 670.000 km, cứ 3,5 ngày một lần.
Enceladus là một mặt trăng phủ băng với một đại dương nước lỏng dưới bề mặt. Nó quay quanh sao Thổ và lần đầu tiên được các nhà khoa học chú ý đến như một thế giới tiềm năng có thể sinh sống được sau khi phát hiện bất ngờ về các mạch nước phun khổng lồ gần cực nam của hành tinh này.
Mời các bạn xem video: Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2019. Nguồn: THĐT.
Thùy Dung