Nóng: Tàu NASA bất ngờ thu được âm thanh gây hoảng trên sao Hỏa

Micro gắn trên tàu Perseverance đã giúp các nhà khoa học nghe được âm thanh gây sốc trên sao Hỏa, như vọng từ 2 thế giới khác.

Nhờ 2 chiếc micro gắn trên tàu Perseverance của NASA hạ cánh trên sao Hỏa vào năm ngoái, các nhà khoa học đã lần đầu tiên nghe thấy những âm thanh ở hành tinh này.

Nhờ 2 chiếc micro gắn trên tàu Perseverance của NASA hạ cánh trên sao Hỏa vào năm ngoái, các nhà khoa học đã lần đầu tiên nghe thấy những âm thanh ở hành tinh này.

Họ đã tiến hành phân tích 5 giờ âm thanh thu được từ micro gắn trên Perseverance và thu được một kết quả hoàn toàn gây sốc.

Họ đã tiến hành phân tích 5 giờ âm thanh thu được từ micro gắn trên Perseverance và thu được một kết quả hoàn toàn gây sốc.

Tiến sĩ Sylvestre Maurice, tác giả chính của nghiên cứu đồng thời là đồng giám đốc khoa học của SuperCam to bằng hộp giày, gắn trên cột có micro của Perseverance đã cùng các cộng sự từ khắp nơi trên thế giới lắng nghe nhiều thứ âm thanh hỗn độn.

Tiến sĩ Sylvestre Maurice, tác giả chính của nghiên cứu đồng thời là đồng giám đốc khoa học của SuperCam to bằng hộp giày, gắn trên cột có micro của Perseverance đã cùng các cộng sự từ khắp nơi trên thế giới lắng nghe nhiều thứ âm thanh hỗn độn.

Trong đó có tiếng máy bay trực thăng nhỏ Ingenuity, "người chị em" với Perseverance; tiếng laser khi phân tích đá trong cuộc thám hiểm... cùng nhiều âm thanh khác.

Trong đó có tiếng máy bay trực thăng nhỏ Ingenuity, "người chị em" với Perseverance; tiếng laser khi phân tích đá trong cuộc thám hiểm... cùng nhiều âm thanh khác.

Tuy nhiên chính 2 thứ âm thanh rõ ràng vừa nêu lại như vọng từ 2 thế giới khác, mang 2 tốc độ khác nhau!

Tuy nhiên chính 2 thứ âm thanh rõ ràng vừa nêu lại như vọng từ 2 thế giới khác, mang 2 tốc độ khác nhau!

Trước tiên, nhóm nghiên cứu đã xác nhận rằng tốc độ âm thanh ở sao Hỏa chậm hơn Trái Đất, chỉ 240 mét/giây, trong khi ở Trái Đất là 340 mét/giây.

Trước tiên, nhóm nghiên cứu đã xác nhận rằng tốc độ âm thanh ở sao Hỏa chậm hơn Trái Đất, chỉ 240 mét/giây, trong khi ở Trái Đất là 340 mét/giây.

Điều này dễ lý giải vì tốc độ âm thanh của một hành tinh phụ thuộc vào môi trường của nó: bầu khí quyển sao Hỏa chứa 95% carbon dioxide trong khi ở Trái Đất chỉ 0,04% và cũng mỏng hơn Trái Đất đến 100 lần, khiến cho âm thanh yếu hơn 20 decibel.

Điều này dễ lý giải vì tốc độ âm thanh của một hành tinh phụ thuộc vào môi trường của nó: bầu khí quyển sao Hỏa chứa 95% carbon dioxide trong khi ở Trái Đất chỉ 0,04% và cũng mỏng hơn Trái Đất đến 100 lần, khiến cho âm thanh yếu hơn 20 decibel.

Tuy nhiên đó là âm thanh của cánh quạt trực thăng và các âm thanh tự nhiên tần số thấp khác. Âm thanh tần số cao từ tia laser của Perseverance lại có tốc độ 250 mét/giây, nhanh hơn tới 10 mét/giây.

Tuy nhiên đó là âm thanh của cánh quạt trực thăng và các âm thanh tự nhiên tần số thấp khác. Âm thanh tần số cao từ tia laser của Perseverance lại có tốc độ 250 mét/giây, nhanh hơn tới 10 mét/giây.

"Tôi hơi hoảng. Tôi tự nhủ rằng một trong 2 phép đo đã sai vì trên Trái Đất chỉ có 1 tốc độ âm thanh" - tiến sĩ Maurice cho biết.

"Tôi hơi hoảng. Tôi tự nhủ rằng một trong 2 phép đo đã sai vì trên Trái Đất chỉ có 1 tốc độ âm thanh" - tiến sĩ Maurice cho biết.

Sự khác biệt này có nghĩa nếu bạn nghe một dàn nhạc trên sân khấu, bản nhạc sẽ náo loạn vì những âm thanh có âm vực cao sẽ truyền đến tai sớm hơn một chút.

Sự khác biệt này có nghĩa nếu bạn nghe một dàn nhạc trên sân khấu, bản nhạc sẽ náo loạn vì những âm thanh có âm vực cao sẽ truyền đến tai sớm hơn một chút.

Theo Viện CNRS của Pháp - một đơn vị tham gia nghiên cứu, chỉ cần đứng cách nhau 5 mét khi nói chuyện trên sao Hỏa, bạn đã đủ gặp rắc rối vì 2 thế giới âm thanh dị biệt này.

Theo Viện CNRS của Pháp - một đơn vị tham gia nghiên cứu, chỉ cần đứng cách nhau 5 mét khi nói chuyện trên sao Hỏa, bạn đã đủ gặp rắc rối vì 2 thế giới âm thanh dị biệt này.

Việc nghiên cứu âm thanh truyền đi trên sao Hỏa và lắng nghe những tạp âm như gió gây nhiễu động, sẽ cho phép các nhà khoa học tinh chỉnh các mô hình số nhằm dự đoán khí hậu và thời tiết trên hành tinh này.

Việc nghiên cứu âm thanh truyền đi trên sao Hỏa và lắng nghe những tạp âm như gió gây nhiễu động, sẽ cho phép các nhà khoa học tinh chỉnh các mô hình số nhằm dự đoán khí hậu và thời tiết trên hành tinh này.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nong-tau-nasa-bat-ngo-thu-duoc-am-thanh-gay-hoang-tren-sao-hoa-1684256.html