Nông thôn Việt Nam: Thích ứng chống hạn mặn Đồng bằng sông Cửu Long
Trước khi chảy vào Việt Nam, trên đất Campuchia dòng chảy Mêkông phân thành hai nhánh lớn, đó là Sông Tiền và sông Hậu của Nam Bộ; ở đây sông lại phân thành nhiều nhánh đổ ra Biển Đông qua chín cửa biển, người Nam Bộ gọi tên là sông Cửu Long.
Từ năm 2016 đến nay, người dân Việt Nam lo lắng cho số phận sống còn của dòng Cửu Long. Về mặt sản xuất lương thực, đồng bằng sông Cửu Long không chỉ nuôi sống người dân Nam Bộ mà còn nuôi sống một phần thế giới – cho nên nói thế giới cũng lo lắng cho sự sống còn của dòng Mêkông cũng là một thực tế. (năm 2016, Tổng thống B.Obama đã nói ở Hà Nội là: Việt Nam xuất khẩu gạo nuôi một phần thế giới).
Nhưng với sông Cửu Long vào thời điểm năm 2020 đến nay, vấn đề đã và đang rất khác, đang xấu đi rất nhiều, đang đứng trước nguy cơ thay đổi khôn lường. Sông Cửu Long, đoạn cuối của sông Mêkông và cả sông Mêkông đang đứng trước những thách thức bất thường.
Thảm họa “hạn mặn” đã và đang diễn ra trên đồng bằng sông Cửu Long là “tai họa kép” gây ra bởi thiên tai ElNino và “nhân tai”- con người đã và đang tàn phá dòng Mêkông vĩ đại từ đầu nguồn và trên suốt dòng chảy bằng cách mà truyền thông thế giới miêu tả là khai thác hủy diệt, nhất là ở nửa phía trên thượng nguồn.
Hiện tại, “hạn – mặn” đang tàn phá thiên nhiên và đời sống con người trên vùng đất Nam Bộ mà mới đây thôi còn là vùng “địa đàng” xanh mướt. Bước đầu nhớ lại với lòng tri ân những bậc tiền hiền thời mở cõi, những người đã vung lưỡi phảng tiến vào biển cỏ ngút ngàn biến đoạn cuối của dòng Mêkông vĩ đại thành dòng Cửu Long chín nhánh Sông Rồng, việc làm vĩ đại và gian nan của họ đã hình thành tính cách năng động, kiên cường đến nay còn hằn sâu trong tính cách người Nam Bộ. vừa mới đây thôi, dòng sông và con người nhiều trăm năm đã gắn bó hài hòa, dòng sông nuôi sống con người và con người thân thuộc dòng sông như người bạn lớn cùng làm nên một góc “địa đàng”, và khi tai họa sảy ra, những người con của đồng bằng sông Cửu Long với tính cách kiên cường năng động thừa hưởng của cha ông từ thời mở cõi, đang tìm những bước đi thích nghi với thời dòng sông thay đổi, khí hậu toàn cầu thay đổi.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!