Nóng: Tư lệnh Không quân Ấn Độ trực tiếp chỉ huy đối đầu Trung Quốc

Tình hình căng thẳng tại biên giới Trung - Ấn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt; Trung Quốc điều chiến đấu cơ J-7 đến sát chiến tuyến để sẵn sàng tham chiến; trong khi đó Tư lệnh Không quân Ấn Độ cũng trực tiếp ra tiền tuyến đển chỉ huy.

Gần đây, theo các phương tiện truyền thông Ấn Độ, lực lượng biên phòng của nước này đã phát hiện nhiều máy bay chiến đấu của Trung Quốc bao gồm J-11 và J-7 tại hai sân bay ở Hotan và Kunsha, cách khu vực biên giới chưa được phân định thuộc Đông Ladakh 150 km; những máy bay này đã bay luyện tập cách đường biên giới trên chỉ 30 km. Ảnh: Chiến đấu cơ J-7 Chengdu của Không quân Trung Quốc.

Gần đây, theo các phương tiện truyền thông Ấn Độ, lực lượng biên phòng của nước này đã phát hiện nhiều máy bay chiến đấu của Trung Quốc bao gồm J-11 và J-7 tại hai sân bay ở Hotan và Kunsha, cách khu vực biên giới chưa được phân định thuộc Đông Ladakh 150 km; những máy bay này đã bay luyện tập cách đường biên giới trên chỉ 30 km. Ảnh: Chiến đấu cơ J-7 Chengdu của Không quân Trung Quốc.

Những động thái này của phía Trung Quốc làm Ấn Độ nêu cao tinh thần cảnh giác; trực tiếp Tư lệnh Không quân Ấn Độ Bada Uria đã ra mặt trận để chỉ huy và phía Ấn Độ đã điều loại máy bay chiến đấu hạng nặng chủ lực của họ là Su-30 MKI đến các sân bay giáp Trung Quốc để làm nhiệm vụ trực chiến.

Những động thái này của phía Trung Quốc làm Ấn Độ nêu cao tinh thần cảnh giác; trực tiếp Tư lệnh Không quân Ấn Độ Bada Uria đã ra mặt trận để chỉ huy và phía Ấn Độ đã điều loại máy bay chiến đấu hạng nặng chủ lực của họ là Su-30 MKI đến các sân bay giáp Trung Quốc để làm nhiệm vụ trực chiến.

Trong những năm qua, Ấn Độ đã đầu tư nhiều vào củng cố quốc phòng, họ vừa cố gắng sản xuất các loại vũ khí trong nước, mặt khác mua nhiều vũ khí tiên tiến từ các quốc gia khác, do vậy tiềm lực quốc phòng của Ấn Độ đã được nâng cao đáng kể. Ảnh: Chiến đấu cơ chủ lực Su-30 MKI của Không quân Ấn Độ.

Trong những năm qua, Ấn Độ đã đầu tư nhiều vào củng cố quốc phòng, họ vừa cố gắng sản xuất các loại vũ khí trong nước, mặt khác mua nhiều vũ khí tiên tiến từ các quốc gia khác, do vậy tiềm lực quốc phòng của Ấn Độ đã được nâng cao đáng kể. Ảnh: Chiến đấu cơ chủ lực Su-30 MKI của Không quân Ấn Độ.

Hiện nay không quân của Ấn Độ ngoài các loại máy bay chiến đấu thế hệ 3 như MiG-21 và Jaguar, thì phần lớn số máy bay chiến đấu của không quân Ấn Độ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như MiG-29 và Mirage 2000. Ảnh: Tiêm kích MiG-21 Bis của Không quân Ấn Độ.

Hiện nay không quân của Ấn Độ ngoài các loại máy bay chiến đấu thế hệ 3 như MiG-21 và Jaguar, thì phần lớn số máy bay chiến đấu của không quân Ấn Độ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như MiG-29 và Mirage 2000. Ảnh: Tiêm kích MiG-21 Bis của Không quân Ấn Độ.

Máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Ấn Độ hiện nay là 200 chiếc Su-30MKI, do Ấn Độ nhập khẩu trực tiếp và tự lắp ráp từ các khối linh kiện nhập từ Nga; Su-30MKI được trang bị radar mảng pha thụ động, động cơ vector 3 chiều cho máy bay khả năng cơ động tuyệt vời; chính Su-30MKI là nguyên mẫu phát triển máy bay Su-30 SM của Không quân Nga hiện nay.

Máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Ấn Độ hiện nay là 200 chiếc Su-30MKI, do Ấn Độ nhập khẩu trực tiếp và tự lắp ráp từ các khối linh kiện nhập từ Nga; Su-30MKI được trang bị radar mảng pha thụ động, động cơ vector 3 chiều cho máy bay khả năng cơ động tuyệt vời; chính Su-30MKI là nguyên mẫu phát triển máy bay Su-30 SM của Không quân Nga hiện nay.

Mặc dù Ấn Độ được trang bị nhiều máy bay chiến đấu nổi tiếng thế giới, nhưng Ấn Độ vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào các mẫu máy bay chiến đấu của nước ngoài, cho dù đó là Su-30 MKI hay Mirage 2000; mẫu máy bay chiến đấu nội địa hạng nhẹ Tejas do Ấn Độ nghiên cứu và phát triển đã gần 50 năm nay, nhưng chưa đưa được vào trực chiến, trong khi đó động cơ vẫn phải nhập từ Mỹ. Ảnh: Máy bay Tejas do Ấn Độ phát triển.

Mặc dù Ấn Độ được trang bị nhiều máy bay chiến đấu nổi tiếng thế giới, nhưng Ấn Độ vẫn phải phụ thuộc phần lớn vào các mẫu máy bay chiến đấu của nước ngoài, cho dù đó là Su-30 MKI hay Mirage 2000; mẫu máy bay chiến đấu nội địa hạng nhẹ Tejas do Ấn Độ nghiên cứu và phát triển đã gần 50 năm nay, nhưng chưa đưa được vào trực chiến, trong khi đó động cơ vẫn phải nhập từ Mỹ. Ảnh: Máy bay Tejas do Ấn Độ phát triển.

Bên cạnh đó, không quân Ấn Độ với áp lực của hai kình địch là Pakistan và Trung Quốc, do vậy họ phải duy trì tập luyện với cường độ cao; trong khi đó công tác bảo quản, bảo dưỡng còn hạn chế, và đây là một trong những lý do chính khiến Ấn Độ là một trong những quốc gia có tỷ lệ tai nạn máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới. Ảnh: Máy bay huấn luyện MiG-21 của Ấn Độ gặp tai nạn.

Bên cạnh đó, không quân Ấn Độ với áp lực của hai kình địch là Pakistan và Trung Quốc, do vậy họ phải duy trì tập luyện với cường độ cao; trong khi đó công tác bảo quản, bảo dưỡng còn hạn chế, và đây là một trong những lý do chính khiến Ấn Độ là một trong những quốc gia có tỷ lệ tai nạn máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới. Ảnh: Máy bay huấn luyện MiG-21 của Ấn Độ gặp tai nạn.

Về phía địch thủ Trung Quốc, hiện trong biên chế vẫn còn rất nhiều máy bay chiến đấu thế hệ 3 như chiến đấu cơ J-7, đây là bản sao của loại máy bay MiG-21 do Liên Xô sản xuất mà Ấn Độ hiện vẫn còn trong trang bị; ngoài ra Trung Quốc còn trang bị nhiều máy bay chiến đấu Su-30 MKK và các bản sao của loại máy bay này là J-11. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc.

Về phía địch thủ Trung Quốc, hiện trong biên chế vẫn còn rất nhiều máy bay chiến đấu thế hệ 3 như chiến đấu cơ J-7, đây là bản sao của loại máy bay MiG-21 do Liên Xô sản xuất mà Ấn Độ hiện vẫn còn trong trang bị; ngoài ra Trung Quốc còn trang bị nhiều máy bay chiến đấu Su-30 MKK và các bản sao của loại máy bay này là J-11. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc.

Ngược lại với Ấn Độ, Trung Quốc hiện đã "làm chủ" công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu tiên tiến J-11, bằng cách "sao chép ngược" thành công các mẫu máy bay nhập từ Nga và sản xuất với số lượng lớn, bất chấp sự "phàn nàn" của Nga. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc.

Ngược lại với Ấn Độ, Trung Quốc hiện đã "làm chủ" công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu tiên tiến J-11, bằng cách "sao chép ngược" thành công các mẫu máy bay nhập từ Nga và sản xuất với số lượng lớn, bất chấp sự "phàn nàn" của Nga. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc.

Không dừng lại ở "sao chép", Trung Quốc đã thực sự "nội địa hóa" các thiết bị điện tử hàng không và trang bị nhiều vũ khí do chính Trung Quốc sản xuất, như loại tên lửa tiến công ngoài tầm nhìn PL-15 hoặc các loại radar mảng pha điện tử chủ động, có tính năng vượt trội radar thụ động trang bị trên Su-30 MKI của Ấn Độ.

Không dừng lại ở "sao chép", Trung Quốc đã thực sự "nội địa hóa" các thiết bị điện tử hàng không và trang bị nhiều vũ khí do chính Trung Quốc sản xuất, như loại tên lửa tiến công ngoài tầm nhìn PL-15 hoặc các loại radar mảng pha điện tử chủ động, có tính năng vượt trội radar thụ động trang bị trên Su-30 MKI của Ấn Độ.

Trong mấy tháng qua, do tình hình căng thẳng leo thang, hai bên liên tục đưa các loại vũ khí hạng nặng áp sát biên giới, nhằm phô diễn khả năng và gửi cảnh báo cho nhau; nhưng việc Trung Quốc đưa chiến đấu cơ J-7 đến biên giới, trong khi phía Ấn Độ điều Su-30MKI cho thấy sự chênh lệnh quá lớn của hai loại máy bay này.

Trong mấy tháng qua, do tình hình căng thẳng leo thang, hai bên liên tục đưa các loại vũ khí hạng nặng áp sát biên giới, nhằm phô diễn khả năng và gửi cảnh báo cho nhau; nhưng việc Trung Quốc đưa chiến đấu cơ J-7 đến biên giới, trong khi phía Ấn Độ điều Su-30MKI cho thấy sự chênh lệnh quá lớn của hai loại máy bay này.

Nhưng đây cũng chỉ là chiêu nghi binh của Trung Quốc, do khả năng khi tình hình chưa ở tới mức dẫn đến một cuộc xung đột tổng lực, Trung Quốc đưa J-7 tới khu vực này để huấn luyện, tạo sức ép lên phía Ấn Độ; đồng thời họ âm thầm triển khai chiến đấu cơ J-11, có tính năng tương đương chiến đấu cơ Su-30 MKI của Ấn Độ làm thê đội 2 ở phía sau.

Nhưng đây cũng chỉ là chiêu nghi binh của Trung Quốc, do khả năng khi tình hình chưa ở tới mức dẫn đến một cuộc xung đột tổng lực, Trung Quốc đưa J-7 tới khu vực này để huấn luyện, tạo sức ép lên phía Ấn Độ; đồng thời họ âm thầm triển khai chiến đấu cơ J-11, có tính năng tương đương chiến đấu cơ Su-30 MKI của Ấn Độ làm thê đội 2 ở phía sau.

Nếu tình huống chiến đấu xảy ra, có thể J-7 sẽ nhanh chóng rút về tuyến sau, và khi đó J-11 mới là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Ấn Độ tại đây; với số lượng J-11 áp đảo so với Su-30 MKI của Ấn Độ, Trung Quốc hy vọng sẽ giành chiến thắng áp đảo trên không, như cuộc chiến với Ấn Độ dưới mặt đất năm 1962. Ảnh: Máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Nếu tình huống chiến đấu xảy ra, có thể J-7 sẽ nhanh chóng rút về tuyến sau, và khi đó J-11 mới là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Ấn Độ tại đây; với số lượng J-11 áp đảo so với Su-30 MKI của Ấn Độ, Trung Quốc hy vọng sẽ giành chiến thắng áp đảo trên không, như cuộc chiến với Ấn Độ dưới mặt đất năm 1962. Ảnh: Máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Video Xem quân đội Trung Quốc và Ấn Độ “choảng nhau” - Nguồn: VTC1

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/nong-tu-lenh-khong-quan-an-do-truc-tiep-chi-huy-doi-dau-trung-quoc-1396256.html