Nữ diễn viên ngất xỉu khi quay 'Mưa đỏ' ở Quảng Trị

Ê-kíp sản xuất 'Mưa đỏ' - phim truyện điện ảnh lấy cảm hứng và hư cấu từ sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị - tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm tại Hà Nội vào chiều 23/7. Tại sự kiện, các diễn viên trẻ trong phim chia sẻ câu chuyện hậu trường xúc động.

 Chiều 23/7, tại Hà Nội, Điện ảnh quân đội nhân dân tổ chức công bố dự án phim điện ảnh Mưa đỏ. Lấy cảm hứng và hư cấu từ sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu anh dũng bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, phim tái hiện một thời kỳ máu lửa mà ở đó, hàng vạn thanh niên ưu tú đã “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu, hy sinh vì độc lập - tự do của Tổ quốc.

Chiều 23/7, tại Hà Nội, Điện ảnh quân đội nhân dân tổ chức công bố dự án phim điện ảnh Mưa đỏ. Lấy cảm hứng và hư cấu từ sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu anh dũng bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, phim tái hiện một thời kỳ máu lửa mà ở đó, hàng vạn thanh niên ưu tú đã “xếp bút nghiên” lên đường chiến đấu, hy sinh vì độc lập - tự do của Tổ quốc.

 Hầu hết diễn viên trong phim là những gương mặt trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất. Các diễn viên trải qua vòng thử vai gắt gao và quá trình rèn luyện võ thuật, hợp luyện kỹ càng trước ngày bấm máy. Chuyện phim xoay quanh Tiểu đội 1 tại mặt trận Thành cổ - nơi những người lính trẻ phần lớn là sinh viên, học sinh.

Hầu hết diễn viên trong phim là những gương mặt trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất. Các diễn viên trải qua vòng thử vai gắt gao và quá trình rèn luyện võ thuật, hợp luyện kỹ càng trước ngày bấm máy. Chuyện phim xoay quanh Tiểu đội 1 tại mặt trận Thành cổ - nơi những người lính trẻ phần lớn là sinh viên, học sinh.

 Đại tá Nguyễn Thu Dung - Giám đốc Điện ảnh quân đội nhân dân - cho biết ban đầu, đơn vị khá băn khoăn khi quyết định làm phim Mưa đỏ và giao nhiệm vụ cho một đạo diễn nữ. Tuy nhiên, đạo diễn Đặng Thái Huyền đã không phụ lòng mọi người. Mưa đỏ dự án phim lớn nhất của Điện ảnh quân đội nhân dân trong 20 năm qua. Đây cũng là tác phẩm lớn của điện ảnh Việt Nam về quy mô bối cảnh, diễn viên và ngân sách.

Đại tá Nguyễn Thu Dung - Giám đốc Điện ảnh quân đội nhân dân - cho biết ban đầu, đơn vị khá băn khoăn khi quyết định làm phim Mưa đỏ và giao nhiệm vụ cho một đạo diễn nữ. Tuy nhiên, đạo diễn Đặng Thái Huyền đã không phụ lòng mọi người. Mưa đỏ dự án phim lớn nhất của Điện ảnh quân đội nhân dân trong 20 năm qua. Đây cũng là tác phẩm lớn của điện ảnh Việt Nam về quy mô bối cảnh, diễn viên và ngân sách.

 Diễn viên Phương Nam cho biết Mưa đỏ là một bộ phim lịch sử chiến tranh có ý nghĩa lớn.

Diễn viên Phương Nam cho biết Mưa đỏ là một bộ phim lịch sử chiến tranh có ý nghĩa lớn.

 Diễn viên Steven Nguyễn - vai Quang.

Diễn viên Steven Nguyễn - vai Quang.

 Diễn viên Hứa Vĩ Văn thủ vai bác sĩ quân y trong phim. Anh chia sẻ chính sự sâu sắc và chân thật của kịch bản đã thu hút và giúp anh quyết định gắn bó với vai diễn này. Hóa thân thành bác sĩ quân y Lê, Hứa Vĩ Văn phải thể hiện giằng xé nội tâm khi đối diện với những ca phẫu thuật khẩn cấp trong điều kiện thiếu thốn.

Diễn viên Hứa Vĩ Văn thủ vai bác sĩ quân y trong phim. Anh chia sẻ chính sự sâu sắc và chân thật của kịch bản đã thu hút và giúp anh quyết định gắn bó với vai diễn này. Hóa thân thành bác sĩ quân y Lê, Hứa Vĩ Văn phải thể hiện giằng xé nội tâm khi đối diện với những ca phẫu thuật khẩn cấp trong điều kiện thiếu thốn.

 Diễn viên Hoàng Long vào vai chiến sĩ trẻ của Tiểu đội 1.

Diễn viên Hoàng Long vào vai chiến sĩ trẻ của Tiểu đội 1.

 Diễn viên Lê Hạ Anh nói ông ngoại cô từng hy sinh ở Quảng Trị. Với Hạ Anh, tham gia phim Mưa đỏ là cách cô kết nối với người thân, với quá khứ. Hạ Anh tiết lộ đạo diễn Đặng Thái Huyền yêu cầu cô không được khóc khi casting.

Diễn viên Lê Hạ Anh nói ông ngoại cô từng hy sinh ở Quảng Trị. Với Hạ Anh, tham gia phim Mưa đỏ là cách cô kết nối với người thân, với quá khứ. Hạ Anh tiết lộ đạo diễn Đặng Thái Huyền yêu cầu cô không được khóc khi casting.

 Đạo diễn Đặng Thái Huyền chia sẻ diễn viên Hạ Anh có nhiều phân cảnh xúc động trong phim. Sau khi dầm mưa diễn cảnh ôm ba lô của người yêu đã qua đời, Hạ Anh ngất xỉu. "Tim tôi như thắt lại khi thấy Hạ Anh ngất nhưng không dám thể hiện sự yếu mềm. Tôi yêu cầu mọi người đưa cô ấy vào trong để quân y chăm sóc còn bản thân cố gắng hoàn cảnh các cảnh quay tiếp theo. Sau khi hoàn thành, tôi chạy ra ôm Hạ Anh. Có lẽ Hạ Anh không biết tôi đã khóc ở khoảnh khắc đó", đạo diễn chia sẻ.

Đạo diễn Đặng Thái Huyền chia sẻ diễn viên Hạ Anh có nhiều phân cảnh xúc động trong phim. Sau khi dầm mưa diễn cảnh ôm ba lô của người yêu đã qua đời, Hạ Anh ngất xỉu. "Tim tôi như thắt lại khi thấy Hạ Anh ngất nhưng không dám thể hiện sự yếu mềm. Tôi yêu cầu mọi người đưa cô ấy vào trong để quân y chăm sóc còn bản thân cố gắng hoàn cảnh các cảnh quay tiếp theo. Sau khi hoàn thành, tôi chạy ra ôm Hạ Anh. Có lẽ Hạ Anh không biết tôi đã khóc ở khoảnh khắc đó", đạo diễn chia sẻ.

 Nhà văn Chu Lai khẳng định cuộc chiến ở Thành cổ Quảng Trị quá lớn. Có thể coi đây là một trong những chiến dịch, trận đánh lớn nhất trong lịch sử chiến tranh nhân loại. "81 ngày đêm, ta hy sinh mỗi ngày một đại đội, tương đương 120 người. Một số đoạn cắt trong phim chưa làm rõ được hai giai đoạn chiến đấu ở Quảng Trị là sa mạc chiến và thủy chiến”, nhà văn Chu Lai nói.

Nhà văn Chu Lai khẳng định cuộc chiến ở Thành cổ Quảng Trị quá lớn. Có thể coi đây là một trong những chiến dịch, trận đánh lớn nhất trong lịch sử chiến tranh nhân loại. "81 ngày đêm, ta hy sinh mỗi ngày một đại đội, tương đương 120 người. Một số đoạn cắt trong phim chưa làm rõ được hai giai đoạn chiến đấu ở Quảng Trị là sa mạc chiến và thủy chiến”, nhà văn Chu Lai nói.

 NSND Trần Lực tại buổi ra mắt phim.

NSND Trần Lực tại buổi ra mắt phim.

 Diễn viên Nguyễn Hùng kịp sáng tác một ca khúc trong thời gian ghi hình bộ phim.

Diễn viên Nguyễn Hùng kịp sáng tác một ca khúc trong thời gian ghi hình bộ phim.

 Phim truyện điện ảnh Mưa đỏ nhận được sự hỗ trợ, cố vấn về nội dung từ chính những chiến sĩ từng chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị. Cựu chiến binh chia sẻ vừa xem trích đoạn phim, trong lòng trào dâng cảm xúc nhớ thương đồng đội. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi (ngoài cùng bên phải) cho biết tiểu đoàn ông có hơn 1.000 người vĩnh viễn nằm lại Thành cổ Quảng Trị. “Không có gì xứng đáng hơn Mưa đỏ để nói về cuộc chiến 81 ngày đêm ở Quảng Trị”, ông Hợi nói.

Phim truyện điện ảnh Mưa đỏ nhận được sự hỗ trợ, cố vấn về nội dung từ chính những chiến sĩ từng chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị. Cựu chiến binh chia sẻ vừa xem trích đoạn phim, trong lòng trào dâng cảm xúc nhớ thương đồng đội. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi (ngoài cùng bên phải) cho biết tiểu đoàn ông có hơn 1.000 người vĩnh viễn nằm lại Thành cổ Quảng Trị. “Không có gì xứng đáng hơn Mưa đỏ để nói về cuộc chiến 81 ngày đêm ở Quảng Trị”, ông Hợi nói.

Ngọc Ánh

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/nu-dien-vien-ngat-xiu-khi-quay-mua-do-o-quang-tri-post1763093.tpo