Hedy Lamarr tên thật là Hedwig Eva Maria Kiesler, sinh ngày 9-11-1914 ở Vienna (Áo) trong một gia đình giàu có. Hơn thế, Hedy Lamarr còn được thừa hưởng vẻ đẹp lai Áo - Hung gốc Do Thái vô cùng đặc biệt từ cha mẹ mình
Năm 17 tuổi, cô bé Hedwig “cham ngõ” điện ảnh với vai diễn đầu tiên
Năm 1933, khi vừa 19 tuổi, Hedy Lamarr tham gia bộ phim Ecstasy và lập tức tạo cơn sốt bởi cảnh khỏa thân xuất hiện công khai trên màn bạc
Trong tác phẩm Ecstasy của Hedy Lamarr, khi cô thiếu nữ 19 tuổi trút bỏ xiêm y và đuổi theo chú ngựa đã trở thành phân cảnh huyền thoại, thay đổi lịch sử điện ảnh thế giới
Khi ấy, cảnh phim này lập tức được cả thế giới quan tâm, dù gặp phải nhiều tranh cãi nhưng cũng từ đây, Hedy Lamarr bỗng trở thành biểu tượng gợi cảm và quyến rũ bậc nhất Hollywood
Sự kiện đã giúp Hedy Lamarr đứng vào hàng ngũ đại minh tinh cùng với loạt mỹ nhân cùng thời, như: Marilyn Monroe, Audrey Hepburn, Elizabeth Taylor, và Vivien Leigh
Thậm chí, thời điểm ấy, Hedy Lamarr được ca tụng là “người đàn bà đẹp nhất thế giới”, “người phụ nữ hấp dẫn nhất hành tinh”,...
Bộ phim Ecstasy tuy bị cấm chiếu nhưng đủ để giúp Hedy Lamarr lọt vào mắt xanh các nhà sản xuất phim ở Hollywood. Hedy Lamarr trở thành “nàng thơ”của các phim ăn khách như Boom Town, My Favorite Spy, Samson and Delilah, Lady of the Tropics...
Ít người biết rằng, Hedy Lamarr từng góp phần tạo ra công nghệ nhảy tần, tiền thân của wifi, GPS và bluetooth mà ngày nay hàng tỷ người sử dụng. Đây là thành tựu quan trọng nhất và ảnh hưởng sâu rộng nhất trong sự nghiệp làm khoa học của bà. Hedy Lamarr đặt tên cho nó là "hệ thống thông tin bí mật"
Ngoài đam mê với nghiệp diễn, Hedy Lamarr còn đặc biệt có hứng thú với khoa học. Hedy Lamarr có trí tuệ đáng ngưỡng mộ
Ý tưởng đến với Hedy Lamarr khi bà quan sát và suy nghĩ về điểm yếu của ngư lôi điều khiển bằng sóng vô tuyến trong chiến tranh thế giới thứ hai. Dù là công nghệ tân tiến nhưng tín hiệu sóng vô tuyến truyền đến ngư lôi rất dễ bị gây nhiễu. Từ đó, cô nảy ra ý tưởng về hệ thống nhảy tần giúp tín hiệu tránh bị gây nhiễu và theo dõi
Mùa hè năm 1940, Lamarr liên hệ với nhà soạn nhạc George Antheil để cùng phát triển "hệ thống thông tin bí mật". Dựa trên cơ chế đàn pianola (loại dương cầm tự chơi), Lamarr và Antheil chế tạo thành công hệ thống nhảy tần và được cấp bằng sáng chế năm 1942
Đặt nhiều kỳ vọng vào khoa học, song Hedy Lamarr không được đền đáp xứng đáng. Bằng sáng chế đã hết hạn trước khi được đem ra sử dụng rộng rãi nên Lamarr không bao giờ được hưởng lợi từ ý tưởng sáng chế của mình
Hội đồng Nhà Sáng chế Quốc gia Mỹ từng nhận xét Lamarr "rất có tiềm năng cho chương trình quốc phòng quốc gia" song sự nghiệp khoa học của nữ diễn viên không được biết đến rộng rãi cho tới cuối thập niên 1990
Hedy Lamarr hiểu rõ lý do sự nghiệp khoa học của mình bị bỏ quên: Nó không phù hợp với chiến lược kinh doanh của hãng phim
Những năm cuối đời, bà sống xa lánh xã hội nhưng vẫn tiếp tục sáng chế. Tuy nhiên, vào thời kỳ đó, các nữ diễn viên "không có tiếng nói", họ chỉ được coi trọng về nhan sắc chứ không phải trí tuệ. Do đó, sự nghiệp khoa học lẫn nỗ lực trở thành nhà sản xuất, đạo diễn phim của Lamarr đều không được đền đáp xứng đáng
Ngày 19-1-2000, Lamarr qua đời ở Casselberry, Florida (Mỹ), thọ 86 tuổi
Nguyên Ý