Nữ nông dân người Nùng với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Tại xã vùng cao Tràng Phái, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) câu chuyện về một nữ nông dân người Nùng tên Đàm Thị Hoài với mô hình kinh tế tổng hợp được nhiều người biết đến. Mô hình kinh tế này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho gia đình chị Hoài, mà còn mang lại công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Ngôi nhà nhỏ 2 tầng của gia đình chị Đàm Thị Hoài nằm ngay ngã 3 khu chợ nhỏ xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Nhanh nhẹn, tháo vát và nhiệt tình, đó là những ấn tượng dễ dàng nhận thấy từ người phụ nữ dân tộc Nùng này.

Năm 1993, chị Hoài lập gia đình và xin bố mẹ ra ở riêng. Khi ấy, cuộc sống của hai vợ chồng phụ thuộc vào việc kinh doanh lặt vặt. Trăn trở để thoát khỏi đói nghèo, vợ chồng chị Hoài quyết định đầu tư vào mô hình kinh tế tổng hợp, chú trọng vào trồng trọt và chăn nuôi.

Chị Đàm Thị Hoài (xã Tràng Phái, huyện Văn Quan) là 1 trong các gương mặt nông dân tiêu biểu của năm 2022 tỉnh Lạng Sơn

Chị Đàm Thị Hoài (xã Tràng Phái, huyện Văn Quan) là 1 trong các gương mặt nông dân tiêu biểu của năm 2022 tỉnh Lạng Sơn

Tận dụng lợi thế của vùng đất Văn Quan về diện tích cây hồi, hai vợ chồng mạnh dạn đầu tư lò sấy hoa hồi... lấy ngắn nuôi dài, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm kết hợp ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật, lò sấy hoa hồi của gia đình chị có thể đạt sản lượng 1 tấn hồi khô/ngày, đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản...

Hiện tổng thu nhập bình quân hằng năm của gia đình chị Hoài đạt trên 700 triệu đồng, góp phần tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 10 lao động địa phương với mức thu nhập từ 6 triệu đồng đến 9 triệu đồng/người/tháng.

Tận dụng lợi thế của vùng đất Văn Quan về diện tích cây hồi, chị Đàm Thị Hoài mạnh dạn đầu tư lò sấy hoa hồi... lấy ngắn nuôi dài, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm kết hợp ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật, lò sấy hoa hồi của gia đình chị có thể đạt sản lượng 1 tấn hồi khô/ngày, đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản...

Tận dụng lợi thế của vùng đất Văn Quan về diện tích cây hồi, chị Đàm Thị Hoài mạnh dạn đầu tư lò sấy hoa hồi... lấy ngắn nuôi dài, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm kết hợp ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật, lò sấy hoa hồi của gia đình chị có thể đạt sản lượng 1 tấn hồi khô/ngày, đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản...

Chị Đàm Thị Hoài chia sẻ: “Tôi cứ nghĩ đến đâu làm đến đấy. Một mình cũng không làm hết việc được, làm nhiều thứ nên tạo điều kiện để người dân xung quanh có công ăn việc làm, thậm chí họ còn đi làm thuê, đi tìm việc làm thì mình mời họ về về đây để giúp. Quan trọng là phải có quyết tâm, đừng ngại gì, làm việc nào thì mình lo việc ấy".

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Đàm Thị Hoài còn được tín nhiệm bầu là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Phai Làng, xã Tràng Phái từ nhiều năm nay. Hễ khi nào rảnh, chị Hoài đều tích cực hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao động ở thôn, xã.

Năm 2016, chị đã hiến trên 640 m2 đất để xây dựng nhà đa năng cho Trường Tiểu học và THCS xã Tràng Phái... Người phụ nữ này còn được bà con xung quanh biết đến là người giàu lòng yêu thương, nhân ái, sẵn lòng hỗ trợ giúp đỡ hết mình khi người khác gặp khó khăn.

Chị Triệu Thị Vân, người dân xã Tràng Phái cho biết: "Trong cuộc sống bình thường chị Hoài là một người phụ nữ đảm đang, làm cả việc nước, việc nhà. Làm trưởng thôn chị rất gương mẫu, giúp đỡ bà con rất nhiệt tình, quan tâm bà con khó khăn ở đâu là giúp đỡ đến đấy, được nhiều người đánh giá cao.

Những mô hình của chị Hoài cũng tạo điều kiện cho anh chị em trong làng có công ăn việc làm ổn định, thu nhập đều. Cá nhân tôi và chị em khác cũng rất muốn phấn đấu, học hỏi như chị Hoài để phát triển kinh tế, cùng nhau vươn lên".

Không chỉ giúp cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập cho bản thân, mô hình kinh tế của gia đình chị Hoài còn góp phần xóa đói, giảm nghèo và đóng góp tích cực vào việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương

Không chỉ giúp cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập cho bản thân, mô hình kinh tế của gia đình chị Hoài còn góp phần xóa đói, giảm nghèo và đóng góp tích cực vào việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương

Gia đình chị Đàm Thị Hoài cũng luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua do Hội Nông dân các cấp và địa phương phát động. Mới đây, chị Đàm Thị Hoài vinh dự được công nhận 1 trong 10 gương mặt nông dân tiêu biểu của tỉnh Lạng Sơn.

Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và khát vọng vươn lên đã giúp nữ nông người Nùng Đàm Thị Hoài có được thành quả như hôm nay. Không chỉ giúp cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập cho bản thân, mô hình kinh tế của gia đình chị Hoài còn góp phần xóa đói, giảm nghèo và đóng góp tích cực vào việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm và trách nhiệm xã hội, lòng nhân ái của người phụ nữ dân tộc Nùng còn góp phần lan tỏa, giúp các hộ khó khăn vùng đồng bào DTTS thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống.

Duy Thái/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/nu-nong-dan-nguoi-nung-voi-khat-vong-lam-giau-tren-manh-dat-que-huong-post1037193.vov