Nữ sinh UEF lựa chọn học trái ngành để 'biết điều hơn', khẳng định là Gen Z chính hiệu đa-zi-năng

Không chỉ hoàn thành và tốt nghiệp đại học sớm với tấm bằng loại Giỏi, Phương Thảo còn tham gia rất nhiều hoạt động, sân chơi và thử sức với nhiều vai trò như MC, VJ, HOST, Reviewer và Livestreamer. Khẳng định là một Gen Z chính hiệu, đa – zi - năng.

Mình là Trần Phương Thảo (sinh năm 2002) sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mình là một Gen Z chính hiệu! Còn một tháng nữa mình sẽ hoàn thành chương trình học đại học của bản thân tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) với tấm bằng loại Giỏi. Trong hành trình 3 năm, mình không chỉ học vượt mà còn tham gia rất nhiều hoạt động, sân chơi và hơn hết là thử sức với nhiều vai trò như MC, VJ, HOST, Reviewer và Livestreamer.

Trần Phương Thảo (sinh năm 2002) sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một Gen Z chính hiệu.

Trần Phương Thảo (sinh năm 2002) sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hồ Chí Minh, là một Gen Z chính hiệu.

Vốn bản thân là một người khá hướng ngoại, nhưng không phủ nhận đôi lúc mình sẽ hơi hướng nội. Song, nhờ tính cách đó giúp mình nhận ra, bản thân cần được kết nối và giao lưu nhiều hơn. Cũng từ đó mà nghề “cầm mic” đã đến với mình một cách tình cờ như vậy. Mình nghĩ, ngọn lửa nghề trong mình được thắp lên bởi sự cộng hưởng của rất nhiều người, từ thầy cô, anh chị trong nghề đến các bạn có cùng niềm đam mê cầm micro. Mỗi ngày, mình đều được tiếp xúc với rất nhiều người, có những người có cùng tình yêu nghề hoặc không, họ đều là những con người luôn có thái độ tích cực, yêu những gì bản thân đang làm, và sống nỗ lực vì những mục tiêu trong công việc. Nguồn năng lượng đó như “chất dẫn” len lỏi từng chút một và đã trở thành niềm đam mê, quyết tâm bên trong mình.

Phương Thảo hiện đang chuẩn bị tốt nghiệp đại học sớm với tấm bằng loại Giỏi tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM.

Phương Thảo hiện đang chuẩn bị tốt nghiệp đại học sớm với tấm bằng loại Giỏi tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM.

Ngay từ khi còn học Trung học phổ thông, mình đã biết, bản thân muốn được đứng trên sân khấu, trước máy quay, khán giả, được tỏa sáng và trở nên “lấp lánh”. Điều đó giúp mình định hướng được phần nào “chân dung con người” mà bản thân muốn trở thành và công việc sau này mình hướng đến là gì? Vậy nên, việc lựa chọn ngành học cũng như mọi việc mình làm đều đang bổ trợ và củng cố cho lựa chọn ngành học lúc đó.

Thời điểm đặt bút lựa chọn ngành học của bản thân, mình rất đắn đo giữa việc lựa chọn theo học ngành thuộc thế mạnh của bản thân hay một hướng khác để bản thân trở nên toàn diện và “đa zi năng” hơn. Và cuối cùng, mình đã lựa chọn ngành học không phải thế mạnh của bản thân, cụ thể là ngành học Công nghệ truyền thông (ngành học dành cho những bạn đứng đằng sau sự thành công của các sản phẩm truyền thông, như: Đạo diễn, quản lý dự án, quay, dựng video,...).

Bên cạnh đó, Phương Thảo được biết đến với nhiều vai trò như MC, VJ, HOST, Reviewer và Livestreamer.

Bên cạnh đó, Phương Thảo được biết đến với nhiều vai trò như MC, VJ, HOST, Reviewer và Livestreamer.

Tuy không phải theo học ngành học sở trường của bản thân, nhưng mình luôn học với tâm thế là “biết điều hơn”. Vì khi mình học, mình mới hiểu được những khó khăn, vất vả, những quy trình bắt buộc phải có, để có cái nhìn bao dung hơn và đứng trên lập trường của những người sản xuất, thấu hiểu và chấp nhận. Chẳng hạn như khi mình làm MC sẽ có những tình huống bất ngờ xảy ra, thay vì luống cuống không biết phải làm gì, mình sẽ bình tĩnh đón nhận và xử lý. Mình cảm thấy rằng, việc bản thân học nhiều chưa chắc sẽ giỏi lên ngay, nhưng nhất định sẽ giúp mình “biết điều hơn”.

Lúc mới chập chững bước vào nghề, mình luôn loay hoay với câu hỏi: “Làm thế nào để tỏa sáng? Và làm thế nào để trở thành người mà người khác đem khoe?”. Mãi đến khoảng thời gian sau, mình mới nhận ra, rất khó để định nghĩa “tỏa sáng”. Bởi đó là quan điểm, nhận định riêng của mỗi người. Nhưng nếu muốn được xem như một hình mẫu, một người đủ phẩm giá và đạo đức để đi “khoe” thì mình nghĩ, việc “tỏa sáng” thực chất là làm thật tốt công việc bản thân được giao và công việc đó giúp ích cho một bộ phận nhất định, hoặc có tính nhân văn lan tỏa trong cộng đồng.

Ngay từ khi còn học Trung học phổ thông, Phương Thảo đã biết, bản thân muốn được đứng trên sân khấu, trước máy quay, khán giả, được tỏa sáng và trở nên “lấp lánh”.

Ngay từ khi còn học Trung học phổ thông, Phương Thảo đã biết, bản thân muốn được đứng trên sân khấu, trước máy quay, khán giả, được tỏa sáng và trở nên “lấp lánh”.

Trước hết, khi làm việc gì đó, mình luôn tự đặt câu hỏi: “Mình có yêu công việc này không?”. Nếu yêu, phải làm cho hết mình. Cứ đặt câu hỏi để củng cố niềm tin của bản thân, rồi sau đó đặt hết tâm trí vào từng việc bản thân làm. Mình từng đọc được câu nói: “Cách bạn làm một việc cũng là cách bạn làm mọi việc”. Vậy nên, khi làm tốt một việc đó trước, những việc sau bản thân mình sẽ làm tốt thôi và mình tâm niệm điều đó.

Tuy lựa chọn ngành học không phải theo sở trường của bản thân, nhưng Phương Thảo luôn học với tâm thế là “biết điều hơn”, hoàn thiện bản thân hơn.

Tuy lựa chọn ngành học không phải theo sở trường của bản thân, nhưng Phương Thảo luôn học với tâm thế là “biết điều hơn”, hoàn thiện bản thân hơn.

Trên hành trình của bản thân, mình cũng gặt hái được một số thành quả như: Đạt học bổng toàn phần (đầu vào); Giải Nhất Aerobic 2022; Á quân Mic Zone Contest 2022; Bán kết Én sinh viên 2022; Giải tư Biện luận sinh viên S - Debate 2023; Bán kết cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo,... Mặc dù những gì bản thân đạt được có thể nhìn thấy rõ nhất qua các con số, tấm bằng khen hay ngôi vị,... Nhưng đó thật sự không phải là những thành tựu lớn nhất đối với mình. Mà thay vào đó, thành tựu lớn nhất mà mình nghĩ, đó chính là sự công nhận và dẫn dắt từ những thầy cô, anh, chị trong nghề. Sự công nhận là điều mình thầm ao ước và mình đã có rất nhiều lần tưởng tượng ra khung cảnh, bản thân nhận được cái gật đầu công nhận hay cái ôm chúc mừng từ mọi người. Và điều đó đã xảy ra sau những nỗ lực, cố gắng của cá nhân mình. Trên hành trình phía trước, mình có được sự dìu dắt và chỉ bảo từ những người mình rất kính trọng, là hình mẫu để mình hướng đến trong nghề. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mình. Vì học từ “họ”, mình càng phải giỏi hơn để bước ra dẫn, tự hào mà nói rằng, mình là học trò do chính tay “họ” đào tạo ra.

Không phải con số, tấm bằng khen hay ngôi vị, đối với Phương Thảo thành tựu lớn nhất chính là sự công nhận.

Không phải con số, tấm bằng khen hay ngôi vị, đối với Phương Thảo thành tựu lớn nhất chính là sự công nhận.

Dự định sắp tới cũng chính là những gì mình đang thực hiện trên con đường tự hoàn thiện bản thân và xác định chọn MC làm cái nghề chính trong tương lai. Trước hết là luôn học hỏi và trau dồi mỗi ngày, bởi đó là điều tất yếu ở mỗi ngành nghề, không chỉ là nghề nói. Tiếp theo nữa là thử sức ở lĩnh vực mới như: Talent, KOC, KOL, hay hoa hậu chẳng hạn,...“Tuổi trẻ mà, cái gì vui vẻ thì mình ưu tiên”. Về kế hoạch xa hơn, mình sẽ chú trọng đầu tư vào việc học, cụ thể là tấm bằng thạc sỹ ngành Truyền thông. Tất cả những dự định đó đều đang khiến mình cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ hơn. Bởi vì, mình được làm chính mình, được trò chuyện và giao tiếp với mọi người, nói những vấn đề mình quan tâm, lĩnh vực mình hiểu biết. Và lắng nghe câu chuyện từ mọi người, để làm phong phú vốn từ, tăng thêm trải nghiệm cho bản thân.

Một câu nói mình luôn nhắc nhở bản thân mỗi ngày: “Just do it – Cứ làm đi!”. Đây là câu nói mà mỗi khi mình chia sẻ bất kì dự định nào của bản thân với mọi người, câu trả lời mình nhận được luôn là: “Cứ làm đi”. Nếu mình không làm, sẽ không có lần thứ nhất và càng không bao giờ có lần thứ hai. Nếu ngày hôm nay mình không làm thì chắc chắn ngày mai sẽ không làm. Vậy nên, hãy cứ làm đi, bạn đang nghĩ cái gì hãy cứ làm cái đó. Hy vọng, mỗi chúng sẽ nói với bản thân mình: “Just do it - Cứ làm đi”.

Thảo Trần (Ghi)

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/nu-sinh-uef-lua-chon-hoc-trai-nganh-de-biet-dieu-hon-khang-dinh-la-gen-z-chinh-hieu-da-zi-nang-post1540142.tpo