Nuôi giun quế đem lại nguồn lợi kép trong nuôi tôm

Từ thực tế nuôi tôm công nghệ cao trong nhà lưới qua nhiều năm, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển thủy sản Bình Minh thấy rằng cần phải tìm ra giải pháp xử lý bùn thải một cách hữu hiệu, khả thi và an toàn hơn với môi trường nuôi tôm nói riêng và môi trường nói chung. Các mô hình nuôi đã góp phần phát triển nghề nuôi tôm ở Kim Sơn, tạo ra lượng hàng hóa có giá trị cao cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng, phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm trong nhà bạt đã góp phần phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trong vụ đông, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, Công ty xây dựng và thực hiện đề tài 'ứng dụng công nghệ nuôi giun quế làm thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn môi trường tại huyện Kim Sơn'.

Chủ nhiệm đề tài và lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư phát triển thủy sản Bình Minh theo dõi sự sinh trưởng của giun quế.

Tìm giảipháp xử lý môitrường

Hiện nay,vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn có hơn 3.500 ha mặt nước nuôi trồng thuỷsản, với các đối tượng nuôi chính là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua xanh vàngao. Những năm gần đây, tôm thẻ chân trắng đang trở thành đối tượng nuôi cógiá trị và hiệu quả kinh tế khá cao của vùng.

Năm 2018, diện tích nuôi tôm thẻchân trắng đạt 218 ha, sản lượng đạt 670 tấn. Gần đây các hộ nuôi tôm thẻ chântrắng đã ứng dụng thành công một số công nghệ nuôi như: Nuôi theo công nghệsinh học, nuôi theo hướng VietGap…

Bên cạnh kết quả đã đạt được của mô hìnhnuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thì vấn đề xử lý bùn, chất thải của các aonuôi cũng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Thông thường để giải quyếtlượng bùn thải này, các cơ sở nuôi tôm thường xả ra hệ thống kênh mương hoặcthu gom vào các ao chứa bùn thải để xử lý.

Nếu phát triển mạnh nuôi tôm thẻchân trắng thâm canh trong thời gian dài, lượng bùn thải này sẽ rất lớn và giảipháp xử lý như hiện nay sẽ không hiệu quả. Về lâu dài, nếu không có giải phápxử lý kịp thời và hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng xấu, trực tiếp đến môi trường củacác vùng nuôi.

Thực trạngnày đã thôi thúc tập thể cán bộ kỹ thuật của Công ty đi tìm tòi, thử nghiệmnhiều giải pháp xử lý lượng bùn thải này trong quá trình nuôi tôm tại các aonuôi. Để đảm bảo khả năng áp dụng vào thực tiễn cao, Ban chủ nhiệm đề tài chọngiải pháp và tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, việc chọn lựa phương thứcứng dụng công nghệ nuôi giun quế từ bùn thải ao nuôi tôm và chất thải chăn nuôilà giải pháp tối ưu nhất.

Giải pháp này vừa xử lý hiệu quả lượng bùn thải aonuôi tôm mà không cần diện tích lớn để chứa và xử lý vừa tạo ra lượng giun quếlàm thức ăn cho tôm và phân bón hữu cơ có chất lượng tốt cung cấp cho sản xuấtnông nghiệp tại địa phương.

Nguồn lơịkép

Chất thảisau khi siphon ra từ ao nuôi tôm được tập kết tại một ao lắng, sau đó cho lắngtụ tự nhiên từ 3-4 ngày. Tiến hành gạn bỏ lớp nước mặn trên bề mặt bằng cáchđặt bơm trên phao nổi cho bơm cạn sau đó dẫn nước ngọt vào thau rửa nhiều lầnđể từng bước rửa đi phần nước mặn có trong chất thải này.

Đưa chế phẩm vi sinhEM thứ cấp vào để xử lý mùi và các phần vi sinh vật có hại tồn tại trong chấtthải của tôm. Thêm mùn cưa, rơm nghiền nhỏ, phụ phẩm nông nghiệp và các loại vỏtrái cây, hoa quả chín. Giải quyết tất các thứ tưởng chừng bỏ đi, có thể gây ônhiễm môi trường, Công ty đã thực hiện hoàn thiện quy trình nuôi giun quế từchất thải của tôm, chất thải chăn nuôi và hoàn thiện quy trình nuôi tôm thẻchân trắng thâm canh có bổ sung giun quế làm thức ăn đảm bảo môi trường phù hợpvới vùng bãi bồi huyện Kim Sơn.

Một giải pháp công nghệ vừa có nguồn thức ăncho tôm, xử lý được môi trường, lại có thêm phụ phẩm (phân giun) - đất mùntrồng cây nông nghiệp rất tốt, đem lại hiệu quả và giá trị kinh tế rất cao.

Giun quế(tên khoa học Peryonyx excavatus) có hàm lượng protein rất cao, chiếm đến 68-70% vật chất khô và các hàm lượng lipid, hydratcacbon... Do có hàm lượng đạmcao và chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu nên giun quế được xem là nguồn dinhdưỡng bổ sung rất tốt cho nhiều loại vật nuôi nói chung, nuôi tôm nói riêng.Với tôm, ở giai đoạn ấu trùng, giun quế thủy phân đã được sử dụng như một loạithức ăn chất lượng cao, giúp tôm phát triển nhanh, tăng sức đề kháng.

Hiện nay,nhiều đơn vị, cá nhân đã áp dụng dịch giun quế đưa và trộn cho tôm ăn, liêùlượng sử dụng là 10g/1 kg thức ăn khi tôm 20 ngày tuổi và trộn 20g/1 kg thức ănkhi tôm trưởng thành. Theo anh Nguyễn Văn Hóa (Kỹ sư nuôi trồng thủy sản), chủnhiệm đề tài: Từ chuẩn bị các điều kiện cần thiết (dựng lán nuôi, lựa chọnnguồn giống giun…), từ tháng 2/2019 đến nay, Công ty đã xây dựng thành côngbước đầu mô hình (thực hiện trên diện tích 150 m2) nuôi giun quế từ chất thảicủa tôm và chất thải chăn nuôi, năng suất ước đạt 22 tấn/ha/năm.

Cùng với đó,xây dựng được mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có bổ sung thức ăn bằnggiun quế đảm bảo môi trường, quy mô 1,44 ha, năng suất tôm đạt trên 25tấn/ha/vụ, nuôi 3 vụ/năm, kích cỡ 40-45 con/kg, sản lượng đạt trên 75tấn/ha/năm.

Để đảm bảo tính khoa học, Công ty tiến hành nuôi thử nghiệm ở 6 ao(diện tích 1,08 ha), 2 ao đối chứng (0,36 ha), nuôi 3 vụ/năm và được thực hiệntrên các ao đều mái che bằng ni lon trắng có tác dụng tăng nhiệt vào mùa đông,mùa hè thì dùng lưới lam che để giảm nhiệt độ, ổn định nhiệt độ nước trong môitrường ao nuôi tôm.

Để nhân rộng mô hình, Ban chủ nhiệm đề tài chú trọng côngtác tuyên truyền, tập huấn cho các hộ nuôi tôm trong quá trình thực hiện đềtài. Đề tài thành công và mang tính thực tiễn cao, Công ty cổ phần Đầu tư pháttriển thủy sản Bình Minh sẽ tiếp tục áp dụng kết quả của đề tài vào sản xuất,đồng thời chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nuôi trồng thủy sản trong và ngoàitỉnh.

Sau khi dự án kết thúc, đơn vị tiếp tục mở rộng sản xuất và chuyển giaomiễn phí cho nhân dân và các cơ sở nuôi tôm trong vùng theo hướng cầm tay chỉviệc để nhân rộng một cách vững chắc mô hình ra vùng nuôi.

Bài, ảnh:Nguyễn Minh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nuoi-giun-que-dem-lai-nguon-lui-kep-trong-nuoi-tom-20191031082442751p2c22.htm