Tại kỳ Thế vận hội này, Nhật Bản đặc biệt chú trọng tính bền vững và các yếu tố thân thiện với môi trường khi bục nhận huy chương được làm bằng nhựa thải tái chế, trong khi những tấm huy chương vinh quang được đúc bằng nguyên liệu từ những thiết bị, linh kiện điện thoại di động tái chế, và giường của các vận động viên được làm bằng bìa cứng.
Tại kỳ Thế vận hội này, Nhật Bản đặc biệt chú trọng tính bền vững và các yếu tố thân thiện với môi trường khi bục nhận huy chương được làm bằng nhựa thải tái chế, trong khi những tấm huy chương vinh quang được đúc bằng nguyên liệu từ những thiết bị, linh kiện điện thoại di động tái chế, và giường của các vận động viên được làm bằng bìa cứng.
Vòng tròn Olympic tại công viên Hibiya ở Tokyo, Nhật Bản. Là đất nước từng chịu thương tổn rất lớn trong chiến tranh, song Nhật Bản vẫn vươn lên trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới dù đất nước này không được Mẹ Trái Đất trao cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá như nhiều quốc gia khác. Thành công này có được phần lớn nhờ sức mạnh đoàn kết từ những con người yêu nước với tinh thần sáng tạo, ham học hỏi với đức tính cần mẫn, nghiêm túc, tỉ mẩn… Điều này một lần nữa được thể hiện rõ ràng nhất tại Olympic Tokyo 2020 đang diễn ra. Hơn 500 xe chở vận động viên, giới truyền thông và quan chức đi lại giữa các điểm thi đấu đều là xe điện, và các công trình được dựng tạm phục vụ Olympic đều được làm bằng gỗ tái chế và sẽ được tháo dỡ sau Olympic. Làng vận động viên, nơi các vận động viên ngủ trên giường bìa cứng, sẽ được biến thành khu chung cư sau Thế vận hội và tiếp tục được cung cấp năng lượng một phần bằng pin nhiên liệu hydro. Trong số 43 địa điểm tổ chức Olympic và Paralympic, có 25 địa điểm tồn tại trước Olympic và Nhật Bản chỉ thiết lập 10 địa điểm tạm thời. Ban tổ chức Tokyo ước tính sự kiện thể thao này sẽ tạo ra 2,73 triệu tấn carbon. Tuy nhiên, con số đó giảm khoảng 12%, tương ứng với 340.000 tấn do Olympic không khán giả. Với mục tiêu tổ chức một kỳ đại hội thể thao "trung hòa khí thải carbon”, Nhật Bản sẽ dựa vào chương trình bù đắp carbon để đạt được mục tiêu trên. Chương trình có sự tham gia của khoảng 200 doanh nghiệp Nhật Bản. Ước tính, các công ty này sẽ đóng góp khoảng 4,38 tấn tín chỉ carbon từ 7/2018 đến tháng 9/2020 cho sự kiện thể thao này. Giám đốc truyền thông quốc tế Olympic Tokyo 2020, ông Eduardo Martinez bày tỏ tin tưởng có thể thu thập đủ tín chỉ carbon để đạt được mức trung hòa. Dự kiến, Ban tổ chức sẽ công bố số liệu về phát thải sau khi sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này kết thúc. Theo Baotintuc