Ông chủ Amazon sẽ thực hiện chuyến bay du lịch vũ trụ thương mại đầu tiên vào tháng tới

Công ty vũ trụ Blue Origin của tỉ phú người Mỹ Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon, đã ấn định chuyến bay du lịch vũ trụ thương mại đầu tiên vào ngày 20/7, đánh dấu kỉ niệm 52 năm ngày Apollo 11 hạ cánh lên Mặt trăng.

Sau hơn chục chuyến bay thử nghiệm thành công mà không có hành khách trên phi thuyền, Công ty vũ trụ Blue Origin của tỉ phú người Mỹ Jeff Bezos đang lên kế hoạch cho chuyến bay du lịch vũ trụ thương mại đầu tiên vào tháng 7.

Đáng lưu ý, hôm 7/10, tỉ phú Jeff Bezos, 57 tuổi, tuyên bố, ông sẽ là hành khách của chuyến bay đầu tiên này.

“Tôi muốn bay chuyến bay này vì đó là khát vọng của cuộc đời mình.”, Bezos nói trong một video đăng trên Instagram cá nhân.

Phi thuyền New Shepard của Blue Origin sau khi rời bệ phóng, hướng tới rìa không gian. Ảnh: Blue Origin/Tech Crunch.

Phi thuyền New Shepard của Blue Origin sau khi rời bệ phóng, hướng tới rìa không gian. Ảnh: Blue Origin/Tech Crunch.

Phi thuyền New Shepard gồm tên lửa đẩy, gắn cabin hành khách phía trên. Ảnh: Blue Origin.

Phi thuyền New Shepard gồm tên lửa đẩy, gắn cabin hành khách phía trên. Ảnh: Blue Origin.

Em trai của Bezos, Mark cũng sẽ là hành khách của chuyến sau khi là người giành một trong số những chiếc vé ít ỏi trên phi thuyền trong một cuộc đấu giá ghế ngồi.

Giá bỏ thầu cao nhất cho một vé hành khách đạt tới 2,8 triệu đô la trong phiên đấu giá vào sáng 7/6.

 Phi thuyền New Shepard của Blue Origin cất cánh trong chuyến bay thử nghiệm vào ngày 22/1/2016. Ảnh: Blue Origin.

Phi thuyền New Shepard của Blue Origin cất cánh trong chuyến bay thử nghiệm vào ngày 22/1/2016. Ảnh: Blue Origin.

Cabin hành khách hạ cánh thành công và an toàn xuống Texas, Mỹ ngày 12/12/2017. Ảnh: Blue Origin.

Cabin hành khách hạ cánh thành công và an toàn xuống Texas, Mỹ ngày 12/12/2017. Ảnh: Blue Origin.

Phi thuyền New Shepard của Blue Origin đặt theo tên của phi hành gia người Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ Alan Shepard, gồm một cabin hành khách 6 chỗ ngồi gắn tên lửa đẩy tái sử dụng. Sau khi được phóng lên rìa không gian ở độ cao hơn 100km, cabin hành khách sẽ tách khỏi tên lửa. Sau quá trình trải nghiệm tình trạng không trọng lực trong vài phút, cabin hành khách và tên lửa đẩy sẽ độc lập quay trở lại trái đất, trong đó tên lửa hạ cánh thẳng đứng bằng động cơ xuống bệ hạ cánh gần bệ phóng, cabin hành khách đáp xuống sa mạc với sự hỗ trợ của hệ thống 3 chiếc dù.

Bên trong cabin hành khách 6 chỗ ngồi. Ảnh: Blue Origin.

Bên trong cabin hành khách 6 chỗ ngồi. Ảnh: Blue Origin.

 Cận cảnh ghế ngồi kiểu ghế nằm bên trong cabin hành khách.Ảnh: Blue Origin.

Cận cảnh ghế ngồi kiểu ghế nằm bên trong cabin hành khách.Ảnh: Blue Origin.

Khoang hành khách được thiết kế các cửa sổ lớn để hành khách có thể ngắm nhìn Trái đất từ không gian. Để bảo đảm an toàn cho hành khách, khoang hành khách được thiết kế hệ thống thoát hiểm cho phi hành đoàn, cho phép kích hoạt an toàn trong bất kì giai đoạn nào của chuyến bay.

Tên lửa đẩy hạ cánh thẳng đứng xuống bệ hạ cánh bằng động cơ. Ảnh: Blue Origin.

Tên lửa đẩy hạ cánh thẳng đứng xuống bệ hạ cánh bằng động cơ. Ảnh: Blue Origin.

Khoang hành khách hạ cánh xuống sa mạc với sự hỗ trợ của hệ thống dù. Ảnh: Blue Origin.

Khoang hành khách hạ cánh xuống sa mạc với sự hỗ trợ của hệ thống dù. Ảnh: Blue Origin.

Blue Origin từng có kế hoạch khởi hành chuyến bay thương mại đầu tiên trong năm 2018, sau đó điều chỉnh sang đầu năm 2019, tuy nhiên mốc này tiếp tục được dời lại với nhấn mạnh yếu tố an toàn.

Phi thuyền của Blue Origin đã hơn chục lần phóng thử thành công. Nguồn: Blue Origin.

Tỉ phú Bezos thành lập Blue Origin vào năm 2000 và “nuôi” nó và từ nguồn bán cổ phiếu Amazon của mình .

Ngày 20/7 sẽ đánh dấu kỉ niệm 52 năm ngày Apollo 11 hạ cánh lên Mặt trăng.

Huy Anh/Blue Origin, CNBC

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/quoc-te/chuyen-la-bon-phuong/ong-chu-amazon-se-thuc-hien-chuyen-bay-du-lich-vu-tru-thuong-mai-dau-tien-vao-thang-toi-107062.html