Ông chủ để lại đất cho cây cổ thụ

Vì tình yêu quá lớn, chủ cũ đã để lại khu đất nhỏ cho cái cây này.

 Tại Athens (Georgia, Mỹ), một cây sồi trắng nổi tiếng với tên gọi "cái cây tự sở hữu chính nó". Khi còn sống, chủ sở hữu yêu quý cái cây đến nỗi tìm cách để nó có quyền tự quyết nếu ông chết đi.

Tại Athens (Georgia, Mỹ), một cây sồi trắng nổi tiếng với tên gọi "cái cây tự sở hữu chính nó". Khi còn sống, chủ sở hữu yêu quý cái cây đến nỗi tìm cách để nó có quyền tự quyết nếu ông chết đi.

 Theo Atlas Obscura, cây sồi trắng này sở hữu một mảnh đất với bán kính khoảng 2,4 m. Đây là "gia tài" mà Đại tá William Henry Jackson - chủ của nó - để lại. Du khách có thể tìm thấy cây này ở ngã tư giao giữa Dosing và Finley trong khu dân cư yên tĩnh thuộc thành phố Athens. Ảnh: Flickr.

Theo Atlas Obscura, cây sồi trắng này sở hữu một mảnh đất với bán kính khoảng 2,4 m. Đây là "gia tài" mà Đại tá William Henry Jackson - chủ của nó - để lại. Du khách có thể tìm thấy cây này ở ngã tư giao giữa Dosing và Finley trong khu dân cư yên tĩnh thuộc thành phố Athens. Ảnh: Flickr.

Việc cây sồi trắng này được quyền sở hữu đất bắt đầu được lan truyền từ năm 1890. Trước đó, vào khoảng giữa năm 1830 và 1832, Đại tá Jackson đã nhượng quyền sở hữu khu đất khoảng 2,4 m cho "tri kỷ" của mình. Đến nay, giấy tờ gốc không còn nhưng phiến đá ghi chứng thư của ông Jackson về quyền sở hữu của cái cây vẫn ở đó. Ảnh: David George.

Việc cây sồi trắng này được quyền sở hữu đất bắt đầu được lan truyền từ năm 1890. Trước đó, vào khoảng giữa năm 1830 và 1832, Đại tá Jackson đã nhượng quyền sở hữu khu đất khoảng 2,4 m cho "tri kỷ" của mình. Đến nay, giấy tờ gốc không còn nhưng phiến đá ghi chứng thư của ông Jackson về quyền sở hữu của cái cây vẫn ở đó. Ảnh: David George.

 Trên bia đá viết: "Vì tình yêu to lớn dành cho cái cây này, tôi muốn bảo vệ nó mãi mãi. Tôi chuyển toàn bộ quyền sở hữu trong phạm vi 8 feet (2,4 m) tính từ cây về mọi phía cho nó". Về mặt pháp lý, chuyện này là sai quy định vì cây không có quyền sở hữu đất. Tuy nhiên, cư dân ở thành phố vẫn thừa nhận quyền sở hữu của nó. Ảnh: Wordpress.

Trên bia đá viết: "Vì tình yêu to lớn dành cho cái cây này, tôi muốn bảo vệ nó mãi mãi. Tôi chuyển toàn bộ quyền sở hữu trong phạm vi 8 feet (2,4 m) tính từ cây về mọi phía cho nó". Về mặt pháp lý, chuyện này là sai quy định vì cây không có quyền sở hữu đất. Tuy nhiên, cư dân ở thành phố vẫn thừa nhận quyền sở hữu của nó. Ảnh: Wordpress.

Dù vậy, một thực tế đáng buồn là cái cây gốc vốn đã chết từ lâu. Năm 1942, cây sồi trắng của ông Jackson đã bị quật đổ trong trận bão. Khi chết, cây cao hơn 30 m và có tuổi thọ khoảng 150 đến 400 năm. Theo Atlas Obscura, để gìn giữ mong muốn của ông Jackson, cư dân Athens đã trồng một cây con của cây gốc ở ngay vị trí cũ. Đến nay, cây con vẫn phát triển mạnh mẽ tại chính mảnh đất do Đại tá Jackson để lại. Nó thường được biết đến với tên "con của cái cây có quyền tự làm chủ". Ảnh: Roadsieamerica.

Dù vậy, một thực tế đáng buồn là cái cây gốc vốn đã chết từ lâu. Năm 1942, cây sồi trắng của ông Jackson đã bị quật đổ trong trận bão. Khi chết, cây cao hơn 30 m và có tuổi thọ khoảng 150 đến 400 năm. Theo Atlas Obscura, để gìn giữ mong muốn của ông Jackson, cư dân Athens đã trồng một cây con của cây gốc ở ngay vị trí cũ. Đến nay, cây con vẫn phát triển mạnh mẽ tại chính mảnh đất do Đại tá Jackson để lại. Nó thường được biết đến với tên "con của cái cây có quyền tự làm chủ". Ảnh: Roadsieamerica.

Hoài Anh

Theo Atlas Obscura

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/ong-chu-de-lai-dat-cho-cay-co-thu-post1194913.html