Ông Trump tung những chiêu cuối cùng

Ngày 1-11, Tổng thống Donald Trump thực hiện 'bài kiểm tra cuối cùng' về việc liệu những đám đông khổng lồ thường xuất hiện tại các cuộc mít-tinh của ông có chuyển thành phiếu bầu khi ông kết thúc 48 giờ cuối cùng của chiến dịch tái tranh cử với sự tấn công mạnh mẽ ở các bang chiến trường có thể quyết định cuộc đua.

Ngày 1-11, Tổng thống Donald Trump thực hiện “bài kiểm tra cuối cùng” về việc liệu những đám đông khổng lồ thường xuất hiện tại các cuộc mít-tinh của ông có chuyển thành phiếu bầu khi ông kết thúc 48 giờ cuối cùng của chiến dịch tái tranh cử với sự tấn công mạnh mẽ ở các bang chiến trường có thể quyết định cuộc đua.

Những người ủng hộ cổ vũ và vẫy tay ra hiệu khi Tổng thống Donald Trump phát biểu trước đám đông vào tối 31-10 (giờ địa phương) tại Sân bay Khu vực Butler County ở Butler, Pennsylvania. Ảnh: AP

Những người ủng hộ cổ vũ và vẫy tay ra hiệu khi Tổng thống Donald Trump phát biểu trước đám đông vào tối 31-10 (giờ địa phương) tại Sân bay Khu vực Butler County ở Butler, Pennsylvania. Ảnh: AP

5 cuộc mít-tinh ở 5 bang trong một ngày

Ông Trump tổ chức 5 cuộc mít-tinh ở 5 bang chỉ riêng trong ngày 1-11. Và ông sẽ tổ chức thêm 7 buổi nói chuyện như vậy nữa vào ngày 2-11 để kết thúc ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử.

Bị thua trong các cuộc thăm dò và gặp bất lợi về tiền mặt trước đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden, ông Trump đang chuyển sang các cuộc mít-tinh để giúp giữ vững và truyền đi thông điệp của mình đến cử tri. Nhưng không rõ liệu sự ủng hộ dành cho ông có tăng lên ngoài những người đã có khả năng bỏ phiếu cho ông hay không. Và những đám đông tụ tập như thế này - thường không mang khẩu trang - có nguy cơ khiến đại dịch Covid-19 càng thêm trầm trọng, vào thời điểm mà các ca nhiễm đang gia tăng khắp nước Mỹ. Nhưng ông Trump, vẫn còn thích thú với sự thất vọng ở giai đoạn cuối của mình trong chiến dịch năm 2016, coi sự thể hiện của mình là yếu tố trung tâm thu hút người ngoài cuộc mà ông hy vọng sẽ gây tiếng vang trở lại trong năm nay. “Hãy để tôi hỏi các bạn, có nơi nào tốt hơn một cuộc mít-tinh của Trump không?”, ông Trump đã hỏi những người tham dự cuộc mít-tinh vào hôm 31-10 ở Butler, Pennsylvania. Và mọi người đã ủng hộ rầm rộ.

Với hơn 91 triệu phiếu bầu cử sớm, ông Trump và Biden xem ra đã hết thời gian để định hình lại cuộc đua. Thay vào đó, họ đang tập trung vào các cơ sở của mình và đảm bảo rằng, bất kỳ người ủng hộ tiềm năng nào cũng đã bỏ phiếu hoặc có kế hoạch bỏ phiếu trực tiếp vào ngày bầu cử 3-11.

Ai đang dẫn trước?

Theo khảo sát của ABC News và Washington Post ngày 1-11, Tổng thống Trump đang dẫn tại Florida trước đối thủ Biden.

Tại Pennsylvania, ông Trump tiếp tục bị ông Biden dẫn trước ở mức 44% - 51%, tức chênh lệch 7 điểm phần trăm. Tuy nhiên, đây là sự cải thiện của ông Trump so với khảo sát tháng 9, vì khi ấy ông bị Biden bỏ tới 9 điểm phần trăm. Việc thăm dò của ABC lẫn Washington Post nghiêng về phía ông Trump như vậy cho thấy có một sự thay đổi đáng kể trong tỷ lệ ủng hộ với ông Trump, trong khi trước đây các kết quả thăm dò của các cơ quan truyền thông chống Trump đều cho thấy ông Biden dẫn trước trong các kết quả thăm dò.

Theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất của trường Đại học Dallas Morning News công bố ngày 31-10 (giờ địa phương), ông Biden hiện đang dẫn trước ông Trump 3 điểm phần trăm tại bang Texas. Đây là bang chưa bầu cho một ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ nào kể từ cuộc bầu cử năm 1976. Kết quả cuộc thăm dò trên cho thấy, ông Biden đã cải thiện được tỷ lệ ủng hộ so với các cuộc thăm dò trước đó khi đó ông Biden chỉ dẫn trước Tổng thống Trump 2 điểm phần trăm. Bang Texas được coi là “thành trì” quan trọng của đảng Cộng hòa với 38 phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, trong năm nay, có rất nhiều diễn biến phức tạp khiến cuộc đua giữa hai ứng cử viên tại bang này trở nên khốc liệt.

Trong khi đó, chiến dịch gây quỹ tranh cử của Tổng thống Trump cũng đang tụt lại so với đối thủ trong thời gian vừa qua. Con gái của Tổng thống Trump và là cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng, bà Ivanka Trump, đã hỗ trợ chiến dịch tranh cử của ông Trump bằng cách kêu gọi sự ủng hộ của các cử tri nữ sinh sống ở khu vực ngoại ô. Đây là những người đã bỏ phiếu cho ứng viên của đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016 nhưng đang có xu hướng thay đổi sự ủng hộ trong cuộc bầu cử năm nay. Riêng trong tuần qua, bà Ivanka Trump vận động, quyên góp được 13 triệu USD cho chiến dịch tái tranh cử của ông Trump.

Các chiến dịch bầu cử Mỹ có khi bắt đầu hàng năm trước ngày bầu cử và tốn hàng tỷ USD. Do dịch Covid-19, chu kỳ bầu cử năm nay khác một chút, nhưng vẫn có những khoản chi khổng lồ trước ngày bầu cử. Năm 2016, kỳ bầu cử Mỹ tốn chừng 6,5 tỷ USD.

Mỹ có thể tránh được một cuộc khủng hoảng bầu cử?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đã đi theo con đường không giống như bất kỳ cuộc bầu cử nào khác trong lịch sử nước này. Rất nhiều các cuộc bầu cử trước đây diễn ra với đầy sự thù hằn. Nhưng chưa bao giờ, ít nhất là trong thời gian gần đây, người Mỹ phải đối mặt với viễn cảnh thực tế là người đương nhiệm từ chối kết quả, và hiếm khi có sự chia rẽ đảng phái có nguy cơ leo thang thành xung đột vũ trang.

Các chuyên gia tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG) có nhiệm vụ chấm dứt, ngăn chặn và giảm thiểu xung đột bạo lực ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện. Mặc dù những nỗ lực của ICG trong hơn một phần tư thế kỷ qua đã đưa họ đi khắp thế giới, nhưng phải đến năm nay, họ mới được yêu cầu tập trung toàn lực vào Mỹ. Ở nước Mỹ hiện nay, điều lo ngại là Tổng thống Trump từ chối cam kết từ chối chuyển giao quyền lực “hòa bình” nếu thất cử.

Tổng thống Trump tiếp tục nhấn mạnh rằng, chỉ có một kết cục duy nhất mà ông có thể thua là bầu cử gian lận và cho đến nay ông vẫn chưa kêu gọi những người ủng hộ mình kiềm chế bạo lực. Ông chủ Nhà Trắng cho biết cuộc chiến bầu cử có thể sẽ kết thúc tại Tòa án Tối cao. Vì vậy, đã có những lo ngại về khả năng xảy ra tranh chấp và bất ổn chính trị sâu sắc hậu bầu cử. Trừ khi ông Biden giành được đa số phiếu các bang, số phiếu phổ thông và cử tri đoàn, nếu không ông Trump có thể không công nhận kết quả, dẫn đến bất ổn chính trị và có thể là các cuộc biểu tình bạo lực trong vài tháng.

Các nguyên thủ quốc gia và chính phủ nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng. Một trong hai ứng viên lần này ở Mỹ có thể cố gắng tuyên bố chiến thắng trước vào ngày 3-11, tuyên bố rằng, chỉ những phiếu bầu trực tiếp trong ngày 3-11 mới được tính và gây áp lực buộc những người đồng cấp nước ngoài phải công nhận chiến thắng. Cho đến khi một ứng viên thừa nhận hoặc mọi quy trình hoàn thành, các nước nên hạn chế thực hiện bất kỳ cuộc gọi chúc mừng nào. Và nếu mọi thứ diễn biến theo chiều hướng xấu hơn, các nước nên gửi một thông điệp rõ ràng: “Nếu bạn can thiệp vào việc kiểm phiếu hoặc từ chối chấp nhận sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, bạn sẽ bị cô lập”.

Theo các chuyên gia, với sự may mắn và có lẽ là một chút trợ giúp từ các nước đồng minh, cùng với diễn biến hiện tại, Mỹ có thể tránh được “viên đạn bầu cử” năm 2020 và bắt đầu sửa chữa những rạn nứt xã hội sau ngày 3-11.

KHẢ ANH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_233870_ong-trump-tung-nhung-chieu-cuoi-cung.aspx