OPEC đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng dầu đến tháng 3 năm 2020
Phiên họp thứ 176 của OPEC kéo dài hai ngày 01-02/7 đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng dầu cho đến tháng 3 năm sau, vì nhóm các nhà sản xuất ở Trung Đông đã khắc phục được những khác biệt để đưa ra một chính sách hỗ trợ giá dầu.
Thỏa thuận này được sự đồng ý của các đồng minh không thuộc OPEC tại phiên họp ngày 02/7. Nhưng các chuyên gia cho rằng, thành công hay thất bại của các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là yếu tố quyết định về triển vọng giá dầu trong năm nay, bất chấp quyết định của OPEC về gia hạn cắt giảm sản lượng dầu.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih cho biết ông tin tưởng 100% các nhà sản xuất ngoài OPEC, bao gồm cả Nga, sẽ đồng ý cho tái đầu tư cắt giảm nguồn cung. Nhóm OPEC và các đồng minh, đôi khi được gọi là OPEC +, đã giảm sản lượng dầu kể từ năm 2017. Chính sách này được xây dựng để ngăn giá dầu trượt xuống khi sản lượng tăng vọt từ Mỹ - nơi đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới, vượt cả Nga và Ả Rập Saudi . Việc cắt giảm đang diễn ra với khối lượng khoảng 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày. Mỹ không phải là thành viên của OPEC, cũng không tham gia hiệp ước cung ứng dầu. Washington đã yêu cầu Riyadh bơm thêm dầu để bù đắp cho xuất khẩu thấp hơn từ Iran sau khi áp lệnh trừng phạt mới đối với Tehran về chương trình hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, Mỹ cũng đã tăng tốc sản xuất dầu trong những năm gần đây.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih cũng cho biết trong cuộc họp báo hôm 01/7 khi trả lời câu hỏi về phản ứng của OPEC đối với sản xuất đá phiến của Mỹ, rằng thỉnh thoảng, các nước OPEC và các nước ngoài OPEC cần phải cắt giảm sản lượng để ngăn chặn sự biến động cực đoan. Ả Rập Saudi có 2,3 triệu thùng công suất dự phòng và hiện đang sản xuất 9,7 triệu thùng dầu mỗi ngày. Mỹ đã sản xuất 12,1 triệu thùng dầu mỗi ngày, theo dữ liệu gần đây của nước này, nhiều hơn khoảng 1,3 triệu thùng so với năm ngoái. OPEC và Iran cũng đạt được thỏa hiệp về mối quan hệ đối tác lâu dài với Nga. Trong phạm vi OPEC, mọi quốc gia đều có quyền phủ quyết đối với mọi thỏa thuận cho dù họ sản xuất ít dầu như thế nào. Iran đã không muốn bị mất quyền lực đối với bất kỳ quốc gia nào ngoài OPEC, đó dường như là những gì đã xảy ra với Ả Rập Saudi và Nga đang thúc đẩy các thỏa thuận sản xuất.