'Phác họa tương lai' - tác phẩm về biến đổi khí hậu gây chú ý tại Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019
Nghệ sĩ Việt Nam Nguyễn Thị Kim Đức đã giới thiệu tác phẩm 'Phác họa tương lai' (Cover of Future) - bức tranh mô tả hậu quả tàn khốc của biến đổi khí hậu, với các nhà lãnh đạo trên thế giới tại Đại lễ Vesak của Liên hợp quốc.
Tác phẩm “Phác họa tương lai”.
Các nhà khoa học hàng đầu thế giới cảnh báo rằng chỉ khoảng 10 năm nữa hàng triệu người sẽ phải hứng chịu những rủi ro như hạn hán, lũ lụt, nhiệt độ cực cao và nghèo đói do biến đổi khí hậu. Lời cảnh báo này cũng đã được chuyển tải rõ ràng tới các nhà lãnh đạo trên thế giới, các nhà lãnh đạo Phật giáo và Phật tử trên toàn thế giới tại Đại lễ kỷ niệm Ngày Vesak của Liên hợp quốc 2019 (UNDV 2019) tổ chức tại Việt Nam thông qua một bức tranh.
Với tên gọi "Phác họa tương lai", họa sĩ Việt Nam Nguyễn Thị Kim Đức đã sử dụng chất liệu lụa truyền thống của Việt Nam, màu nước lấy cảm hứng từ Van Gogh, những nét vẽ mềm mại nhưng táo bạo, cùng với màu sắc sâu thẳm và cạn kiệt sự sống để vẽ một cái cây đang chết chìm trong nước biển dâng. Bức tranh phác họa rõ ràng những gì của thế giới tương lai nếu con người tiếp tục phớt lờ biến đổi khí hậu. Nó sẽ biến thành một thế giới không có cây xanh, động vật và con người.
Sử dụng phong cách vẽ đơn giản, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức muốn tác phẩm nghệ thuật này chuyển tải từ "trái tim đến trái tim", lan tỏa tình yêu của mình đối với môi trường, giống như trong lời nói của triết gia Trung Quốc Lão Tử: "Con người dựa vào đất, dựa vào Thượng đế, Thượng đế dựa vào tôn giáo, tôn giáo trả lời với thiên nhiên".
Cho rằng con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, bà Nguyễn cho biết ngay cả khi hàng triệu cây mới được trồng để triệt tiêu động lực chính của biến đổi khí hậu là CO2, môi trường vẫn sẽ bị hủy hoại trừ phi con người thay đổi thói quen lãng phí và gây ô nhiễm.
105 bản sao của bức tranh được sử dụng làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo Phật giáo của hơn 100 quốc gia đến tham dự Đại lễ Vesak hồi tháng 5 vừa qua. Đó là các nhà lãnh đạo Phật giáo như GS.TS Phra Brahmapundit - Chủ tịch Hội đồng quốc tế Ngày Vesak (ICDV), ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, Ryan Giggs - Huấn luyện viên Đội tuyển bóng đá xứ Wales, Thủ tướng Nepal, Chủ tịch Thượng viện Bhutan và Sang Ji Zha Xi - Phó Tổng thư ký Giáo hội Phật giáo Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo đều rất trân trọng và cảm động khi nhận được bức tranh này.
Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Đức.
Bà Nguyễn chia sẻ: "Thông qua “Phác họa tương lai”, tôi muốn nhắc nhở các nhà lãnh đạo thế giới về trách nhiệm bảo vệ thế giới của chúng ta. Là những người ra quyết sách, họ phải đi đầu trong cuộc chiến này để truyền bá thông điệp về trách nhiệm bảo vệ môi trường của con người và nếu con người không hành động ngay lập tức, thế giới sẽ kết thúc. Tôi muốn thấy họ treo bức tranh này trong phòng khách, để nhắc nhở về nhiệm vụ của họ mỗi ngày. Mặc dù tôi chỉ là một nữ doanh nhân Việt Nam nhưng tôi muốn góp phần bảo vệ thế giới của chúng tôi và đây là bước đầu tiên".
Bà Nguyễn hiện đang giữ chức Giám đốc của Viện Nhân lực - Tài năng HV và là Chủ tịch HĐQT Cty CP Truyền thông HTD. Bà cũng lập ra Butta, mạng xã hội đầu tiên cho cộng đồng Phật giáo tại Việt Nam. Mặc dù rất bận rộn, họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức vẫn có những nỗ lực vì môi trường. Ví dụ, bà sẽ tổ chức các sự kiện trồng cây và tận dụng các cơ hội như Đại lễ Vesak để truyền bá thông điệp bảo vệ môi trường.
Niềm đam mê của bà Nguyễn là kết quả ảnh hưởng từ cha mình. Cha bà là tác giả Việt Nam nổi tiếng Nguyễn Sơn Đông, người viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Xứ Đoài mây trắng" và nhiều bài thơ tiếng Việt. Bà Nguyễn cho biết bài thơ "Gửi mát cho đời" của cha bà đã định hình niềm đam mê của bà trong việc giúp bảo vệ cuộc sống của con người trên thế giới và mang đến một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ tiếp theo. Nó cũng thúc đẩy bà sáng tạo tác phẩm "Phác họa tương lai".
Bà Nguyễn hy vọng bức tranh "Phác họa tương lai" sẽ được xem như một đại sứ thương hiệu cho môi trường và chống biến đổi khí hậu của chúng ta và mong rằng nó sẽ hiện diện trên khắp thế giới để thúc đẩy bảo vệ hành tinh xanh trong tương lai.