Phân bón Văn Điển cùng nhà nông làm giàu trên vùng đất Thái Nguyên
Gần 20 năm qua, Công ty phân bón Văn Điển đã phối hợp với các Viện, trường đại học, các nhà kỹ thuật khảo nghiệm nhiều dòng phân bón Văn Điển trên các vùng địa lý thổ nhưỡng cho cây chè tại Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, cây lúa tại Đồng Hỷ, Phổ Yên, Định Hóa… cho hiệu quả vượt trội gấp 1,8 – 2 lần.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích khoảng 356.282 ha. Diện tích cây trồng chính của Thái Nguyên là chè và lúa. Tuy nhiên do đất dốc, rửa trôi mạnh trong quá trình canh tác các chất dinh dưỡng trong đất một phần được lấy đi bởi cây trồng theo sản phẩm thu hoạch còn phần lớn bị mất do quá trình xói mòn, chảy tràn đã làm cho bề mặt đất chua nặng pH < 4,0, nghèo vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2) cùng các chất vi lượng.
Mặt khác việc sử dụng phân hóa học chưa hợp lý, nhất là đạm và phân lân chua (Supe lân) một thời gian dài, dẫn đến làm mất dần cân bằng chất dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây chè, cây lúa… gia tăng bùng phát sâu bệnh trên đồng ruộng, sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Nắm bắt thực trạng canh tác ở Thái Nguyên gần 20 năm qua, Công ty phân bón Văn Điển đã phối hợp với các Viện, trường đại học, các nhà kỹ thuật khảo nghiệm nhiều dòng phân bón Văn Điển trên các vùng địa lý thổ nhưỡng các loại phân đa yếu tố NPK cho cây chè tại Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, cây lúa tại Đồng Hỷ, Phổ Yên, Định Hóa… cho hiệu quả vượt trội gấp 1,8 – 2 lần so với bón phân đơn và các loại phân thông thường.
Công ty Phân bón Văn Điển phối hợp cùng hội nông dân tỉnh, huyện, công ty vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên tổ chức hàng trăm lớp chuyển giao khoa học canh tác bón phân Văn Điển cho cây chè, cây lúa trên 7 huyện. Với cây chè, các dòng sản phẩm được bà con nông dân tin dùng gồm đa yếu tố (ĐYT) NPK 16.8.4 và ĐYT NPK 20.5.5, với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 58 – 64%, ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) còn có đầy đủ các chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S) và các vi lượng như B, Zn, Mn, Cu, Co… rất cần cho sự phát triển của cây chè mà các loại phân khác không có, giúp cho cây chè sinh trưởng, phát triển khỏe, búp lên đều, to, mập, thân lá phát triển cân đối, bộ rễ khỏe mạnh đặc biệt rễ tơ.
Ngoài ra sử dụng phân bón Văn Điển giúp cho cây chè tăng cường sức chống chịu sâu bệnh, và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Năm bón 4 đợt, đợt 1 bón đầu tháng 12 thường bón sâu theo rạch giữa hai luống chè, bón phối hợp với phân hữu cơ, các đợt bón sau được rải phân trực tiếp vào rãnh giữa hai luống chè, dùng cỏ, lá khô phủ kín phân, nếu chủ động tưới thì sau bón đất khô tưới ẩm ngay, tạo điều kiện cho cây hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng.
Bà Hà Thị Sưa, xã La Bằng cho biết: “Phân bón Văn Điển nhiều năm qua là người bạn đồng hành cùng bà con nông dân thâm canh cây chè đặc sản La Bằng, gia đình tôi có 2,6 mẫu chè Kim Tuyến, chục năm qua hoàn toàn sử dụng Phân Văn Điển, năm nào cũng bội thu, năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha búp tươi, tăng bình quân 7 – 8 tấn so với sử dụng các loại phân khác.
Bà Nguyễn Thị Hải, giám đốc hợp tác xã chè La Bằng cho rằng chất lượng chè La Bằng tốt, số hộ tham gia trồng chè theo tiêu chuẩn VietGap ngày một tăng là sử dụng tốt phân bón Văn Điển, chè cho năng suất cao, không ít hộ gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm.
Còn ở xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, ông Đinh Ngọc Lương cho biết: Gia đình tôi canh tác 3 mẫu chè giống Shan Tuyết đã trồng cách đây gần 50 năm, tuy nhiên những năm gần đây được bón phân Văn Điển cây chè cho năng suất tăng gấp 3 – 4 lần so với trước đây, cả xã Sơn Phú hầu hết bà con thu nhập khá lên từ cây chè nhờ sử dụng phân bón Văn Điển. Đồng đất ở đây rất hợp với phân bón Văn Điển, mỗi năm bón từ 3 – 4 đợt, cây khỏe, ít sâu bệnh, búp lên đều, to, mập, dễ hái, đặc biệt tỷ lệ hao sau sấy thấp, chỉ khoảng 4 kg chè búp tươi là được 1 kg chè búp khô.
Còn ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương bà Hoàng Thị Hồng chia sẻ: “Từ ngày có phân bón Văn Điển cây chè ở đây khởi sắc, người trồng chè có lãi cao, gia đình tôi có 6 sào (sào 360m2) chè giống LDP1 và Phúc Vân Tiên, năm nào cũng sử dụng phân bón Văn Điển loại ĐYT NPK 16.8.4, mỗi sào đầu tư 70 – 80 kg/ năm, cho năng suất bình quân 1,1 – 1,2 tấn/sào búp tươi/ năm, tăng gấp 2,6 lần so với bón các loại phân thông thường khác, sử dụng phân Văn Điển, thu lời cao không những về búp chè mà còn giảm được 50% tiền mua thuốc bảo vệ thực vật, công phun, tăng chất lượng cho búp chè”.
Đối với cây lúa thì bà con nông dân Thái Nguyên lại càng phấn khởi, từ ngày sử dụng phân bón Văn Điển (2010) đến nay, người trồng lúa ở Phú Bình vụ nào cũng được mùa.
Bà Dương Thị Hồng, xã Kha Sơn huyện Phú Bình, chia sẻ: Gia đình tôi cấy 2,4 mẫu, đã chục năm nay đều sử dụng phân bón Văn Điển loại đa yếu tố NPK 10.7.3 bón lót và đa yếu tố NPK 12.5.10 bón thúc. Phân Văn Điển cân đối đạm, lân, kali, lại còn có vôi khử chua đất, đồng đất Kha Sơn chua bạc màu có vôi ở trong phân đất ngọt, cây lúa bén rễ nhanh, lại còn đầy đủ magie, silic, vi lượng, cho nên lúa tốt chắc, rất ít sâu bệnh, cứng cây, dày lá, vụ xuân thường năng suất đạt 200 - 220 kg/sào, vụ mùa đạt bình quân 170 - 190 kg/sào, đối với đồng đất ở Kha Sơn năng suất vậy là cao lắm, hơn hẳn các loại phân khác, bà con trồng lúa ở đây rất ưa chuộng phân bón Văn Điển”.
Đối với vùng lúa đặc sản bao thai Định Hóa, bà con nơi đây có nhận xét về phân bón Văn Điển: “Lúa bao thai ngon, dẻo, thơm khi được bón phân Văn Điển”, huyện Định Hóa có hơn 1.500 ha cấy giống lúa bao thai vụ mùa, bao thai “khó tính” ở đặc điểm cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, là giống lúa cho gạo thơm có tính chất khác biệt, nên nhu cầu các loại dinh dưỡng cần đầy đủ, cân đối từ đa lượng, trung lượng, vi lượng, yêu cầu này chỉ có phân Văn Điển đáp ứng được.
Loại phân thích hợp cho cây lúa bao thai được bà con Định Hóa ưa dùng là: Phân bón lót ĐYT NPK 5.10.3 hoặc ĐYT NPK 6.11.3, còn phân bón thúc ĐYT NPK 12.5.10 hoặc dùng ĐYT NPK 13.3.10. Bà Hà Thị Loan xã Quy Kỳ cho hay: “Phân bón Văn Điển đã nâng cao chất lượng cho cây lúa bao thai ở đây, từ ngày bón phân Văn Điển gạo bao thai bán chạy, được giá, nhiều lúc không có đủ gạo để bán, do chất lượng ngon, lại được năng suất, người nông dân Quy Kỳ rất phấn khởi, gia đình tôi cấy 8 sào (sào 360m2) vụ mùa nào cùng thu được năng suất bình quân 150 – 160 kg/sào, nếu sử dụng phân khác chỉ đạt 135 - 140 kg/sào, bón phân Văn Điển đạt tỷ lệ gạo lật sau xay sát cao, gạo trong ít bạc bụng, thơm, dẻo, ở Quy Kỳ hiện nay toàn bộ người dân đều dùng phân Văn Điển.