Phần Lan hoãn đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về gia nhập NATO

Ngoại trưởng Phần Lan nói rằng các cuộc đàm phán về gia nhập NATO sẽ 'tạm ngưng trong vài tuần' do tranh cãi giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển.

"Giai đoạn nghỉ lúc này là cần thiết trước khi chúng tôi nối lại đối thoại ba bên và đánh giá quan điểm của các nước sau khi tình hình hiện nay được giải quyết. Không nên đưa ra bất kỳ kết luận nào vào lúc này", Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết hôm 24/1.

"Giai đoạn nghỉ lúc này là cần thiết trước khi chúng tôi nối lại đối thoại ba bên và đánh giá quan điểm của các nước sau khi tình hình hiện nay được giải quyết. Không nên đưa ra bất kỳ kết luận nào vào lúc này", Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết hôm 24/1.

Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto trước đó tái khẳng định nước này sẽ gia nhập NATO cùng lúc với Thụy Điển.

Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto trước đó tái khẳng định nước này sẽ gia nhập NATO cùng lúc với Thụy Điển.

"Phần Lan không vội gia nhập NATO tới mức chúng tôi không thể chờ tới khi Thụy Điển được bật đèn xanh", Ngoại trưởng Pekka Haavisto tuyên bố.

"Phần Lan không vội gia nhập NATO tới mức chúng tôi không thể chờ tới khi Thụy Điển được bật đèn xanh", Ngoại trưởng Pekka Haavisto tuyên bố.

Ngoại trưởng Pekka Haavisto nói không có lý do xem xét phương án Helsinki đơn độc tham gia NATO, do Phần Lan và Thụy Điển nhiều lần khẳng định sẽ cùng nhau gia nhập liên minh

Ngoại trưởng Pekka Haavisto nói không có lý do xem xét phương án Helsinki đơn độc tham gia NATO, do Phần Lan và Thụy Điển nhiều lần khẳng định sẽ cùng nhau gia nhập liên minh

Ông Pekka Haavisto thêm rằng ông đã đối thoại với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu.

Ông Pekka Haavisto thêm rằng ông đã đối thoại với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu.

"Họ đang chịu áp lực trong cuộc bầu cử sắp diễn ra vào tháng 5, tình hình Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên nóng bỏng", Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho hay.

"Họ đang chịu áp lực trong cuộc bầu cử sắp diễn ra vào tháng 5, tình hình Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên nóng bỏng", Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho hay.

Phát biểu được đưa ra sau khi những cuộc biểu tình gần đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển hôm 21/1 làm gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia.

Phát biểu được đưa ra sau khi những cuộc biểu tình gần đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển hôm 21/1 làm gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia.

Người biểu tình phản đối Thổ Nhĩ Kỳ và chống lại nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển, đồng thời đã có hành động đốt kinh Koran.

Người biểu tình phản đối Thổ Nhĩ Kỳ và chống lại nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển, đồng thời đã có hành động đốt kinh Koran.

Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Thụy Điển không nên trông chờ vào sự ủng hộ của Ankara để Stockholm có thể gia nhập NATO, trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước đang leo thang.

Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Thụy Điển không nên trông chờ vào sự ủng hộ của Ankara để Stockholm có thể gia nhập NATO, trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước đang leo thang.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố sẽ không ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO sau các cuộc biểu tình cuối tuần qua ở Stockholm do các nhóm bài Hồi giáo và ủng hộ người Kurd tổ chức.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố sẽ không ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO sau các cuộc biểu tình cuối tuần qua ở Stockholm do các nhóm bài Hồi giáo và ủng hộ người Kurd tổ chức.

Ông Tayyip Erdogan đã chỉ trích cuộc biểu tình đốt kinh Koran diễn ra hôm 21/1, cáo buộc đây là sự xúc phạm đối với mọi người, đặc biệt là đối với người Hồi giáo.

Ông Tayyip Erdogan đã chỉ trích cuộc biểu tình đốt kinh Koran diễn ra hôm 21/1, cáo buộc đây là sự xúc phạm đối với mọi người, đặc biệt là đối với người Hồi giáo.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích chính quyền Thụy Điển vì đã cho phép cuộc biểu tình diễn ra bên ngoài đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích chính quyền Thụy Điển vì đã cho phép cuộc biểu tình diễn ra bên ngoài đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm.

"Rõ ràng là những bên đã cho phép hành động như vậy diễn ra trước đại sứ quán của chúng tôi không còn có thể mong đợi bất cứ thiện chí nào từ chúng tôi đối với đơn xin gia nhập NATO của họ", ông Tayyip Erdogan nói.

"Rõ ràng là những bên đã cho phép hành động như vậy diễn ra trước đại sứ quán của chúng tôi không còn có thể mong đợi bất cứ thiện chí nào từ chúng tôi đối với đơn xin gia nhập NATO của họ", ông Tayyip Erdogan nói.

Tổng thống Tayyip Erdogan trước đó nói Thụy Điển và Phần Lan phải trục xuất hoặc dẫn độ 130 "tội phạm khủng bố" tới Thổ Nhĩ Kỳ, đây là điều kiện để nước này bỏ phiếu chấp thuận cho hai quốc gia này vào NATO.

Tổng thống Tayyip Erdogan trước đó nói Thụy Điển và Phần Lan phải trục xuất hoặc dẫn độ 130 "tội phạm khủng bố" tới Thổ Nhĩ Kỳ, đây là điều kiện để nước này bỏ phiếu chấp thuận cho hai quốc gia này vào NATO.

"Nếu các vị không giao nộp những kẻ khủng bố cho chúng tôi, thì chúng tôi không thể phê duyệt đơn gia nhập NATO tại Quốc hội", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói vào tối 15/1/2023.

"Nếu các vị không giao nộp những kẻ khủng bố cho chúng tôi, thì chúng tôi không thể phê duyệt đơn gia nhập NATO tại Quốc hội", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói vào tối 15/1/2023.

"Để điều này được Quốc hội thông qua, trước hết các vị phải giao hơn 100, tức khoảng 130 tên khủng bố này cho chúng tôi", ông Tayyip Erdogan nói thêm.

"Để điều này được Quốc hội thông qua, trước hết các vị phải giao hơn 100, tức khoảng 130 tên khủng bố này cho chúng tôi", ông Tayyip Erdogan nói thêm.

Ông Tayyip Erdogan cũng chỉ trích Thụy Điển vì đã cho phép các cuộc biểu tình ủng hộ người Kurd, nơi những người biểu tình vẫy cờ của nhiều nhóm người Kurd khác nhau, bao gồm cả Đảng Công nhân người Kurd (PKK).

Ông Tayyip Erdogan cũng chỉ trích Thụy Điển vì đã cho phép các cuộc biểu tình ủng hộ người Kurd, nơi những người biểu tình vẫy cờ của nhiều nhóm người Kurd khác nhau, bao gồm cả Đảng Công nhân người Kurd (PKK).

Ankara, Mỹ và Liên minh châu Âu xem PKK là khủng bố vì lực lượng này từng tổ chức cuộc nổi dậy hồi những năm 1980 chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Thụy Điển không cấm các biểu tượng của PKK.

Ankara, Mỹ và Liên minh châu Âu xem PKK là khủng bố vì lực lượng này từng tổ chức cuộc nổi dậy hồi những năm 1980 chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Thụy Điển không cấm các biểu tượng của PKK.

"Các bạn để cho tổ chức khủng bố xuất hiện trên các đại lộ và đường phố và kỳ vọng chúng tôi ủng hộ bạn gia nhập NATO. Điều này sẽ không xảy ra", ông Tayyip Erdogan nói.

"Các bạn để cho tổ chức khủng bố xuất hiện trên các đại lộ và đường phố và kỳ vọng chúng tôi ủng hộ bạn gia nhập NATO. Điều này sẽ không xảy ra", ông Tayyip Erdogan nói.

Ông Tayyip Erdogan nói nếu Thụy Điển không thể hiện sự tôn trọng với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc người Hồi giáo, thì "họ sẽ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ chúng tôi về vấn đề NATO".

Ông Tayyip Erdogan nói nếu Thụy Điển không thể hiện sự tôn trọng với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc người Hồi giáo, thì "họ sẽ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ chúng tôi về vấn đề NATO".

Trong khi đó, giới chức Thụy Điển nhấn mạnh rằng quyền tự do ngôn luận được bảo đảm bởi Hiến pháp nước này và họ cho phép mọi người có quyền để bày tỏ quan điểm một cách công khai.

Trong khi đó, giới chức Thụy Điển nhấn mạnh rằng quyền tự do ngôn luận được bảo đảm bởi Hiến pháp nước này và họ cho phép mọi người có quyền để bày tỏ quan điểm một cách công khai.

Các quan chức cấp cao của Thụy Điển nói rằng quyền tự do ngôn luận là rất quan trọng đối với nền dân chủ nhưng cũng đồng thời chỉ trích hành động đốt kinh Koran là thiếu tôn trọng và là hành động mà họ không đồng ý.

Các quan chức cấp cao của Thụy Điển nói rằng quyền tự do ngôn luận là rất quan trọng đối với nền dân chủ nhưng cũng đồng thời chỉ trích hành động đốt kinh Koran là thiếu tôn trọng và là hành động mà họ không đồng ý.

Thụy Điển và Phần Lan kết thúc hàng thập kỷ duy trì chính sách không liên kết quân sự và nộp đơn gia nhập NATO vào tháng 5/2022.

Thụy Điển và Phần Lan kết thúc hàng thập kỷ duy trì chính sách không liên kết quân sự và nộp đơn gia nhập NATO vào tháng 5/2022.

28/30 thành viên NATO đã đồng ý để hai nước Bắc Âu gia nhập. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất còn phản đối...

28/30 thành viên NATO đã đồng ý để hai nước Bắc Âu gia nhập. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất còn phản đối...

Trong khi Hungary thông báo sẽ phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển vào đầu năm nay.

Trong khi Hungary thông báo sẽ phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển vào đầu năm nay.

NATO được cho là đang dần mất kiên nhẫn khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục trì hoãn quá trình kết nạp Phần Lan và Thụy Điển để tìm kiếm những lợi ích riêng. Sau nhiều tháng chờ đợi, quan chức NATO bắt đầu gây áp lực công khai với Thổ Nhĩ Kỳ.

NATO được cho là đang dần mất kiên nhẫn khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục trì hoãn quá trình kết nạp Phần Lan và Thụy Điển để tìm kiếm những lợi ích riêng. Sau nhiều tháng chờ đợi, quan chức NATO bắt đầu gây áp lực công khai với Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong chuyến thăm Istanbul cuối năm ngoái, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh rằng Phần Lan và Thụy Điển đã làm tốt phần của họ theo thỏa thuận.

Trong chuyến thăm Istanbul cuối năm ngoái, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh rằng Phần Lan và Thụy Điển đã làm tốt phần của họ theo thỏa thuận.

"Đã đến lúc chào đón Thụy Điển và Phần Lan với tư cách thành viên thực sự của NATO. Trong những thời điểm nguy hiểm này, điều quan trọng hơn nữa là hoàn tất quá trình gia nhập của họ", ông Stoltenberg nói.

"Đã đến lúc chào đón Thụy Điển và Phần Lan với tư cách thành viên thực sự của NATO. Trong những thời điểm nguy hiểm này, điều quan trọng hơn nữa là hoàn tất quá trình gia nhập của họ", ông Stoltenberg nói.

Kết nạp Thụy Điển và Phần Lan, hai nước có khả năng quân sự, được xem là đòn bẩy cho NATO.

Kết nạp Thụy Điển và Phần Lan, hai nước có khả năng quân sự, được xem là đòn bẩy cho NATO.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/phan-lan-hoan-dam-phan-voi-tho-nhi-ky-ve-gia-nhap-nato-post529274.antd