Phẫn nộ vụ bê bối tiền 'từ thiện' tại ngôi làng ung thư máu

Vụ lừa đảo này gây ra hậu quả vô cùng đau lòng: Nhiều bệnh nhân ung thư máu buộc phải ngừng điều trị vì không đủ tiền thuốc, phải nhịn đói, thậm chí phải bỏ dở cuộc chiến với bệnh tật để trở về quê nhà.

Vụ lừa đảo đặc biệt nghiêm trọng vừa được phanh phui tại "thôn Tiểu Bạch", khu vực tập trung đông đảo bệnh nhân bạch cầu và gia đình họ gần Bệnh viện Lục Đạo Bồi, thị trấn Yến Giao, thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Hơn 300 người, đa phần là những bệnh nhân đang chống chọi với căn bệnh ung thư máu hiểm nghèo, đã bị lừa mất tổng cộng hơn 30 triệu NDT (khoảng 104,6 tỷ đồng), số tiền lẽ ra được dùng để duy trì sự sống. Thủ phạm họ Hoàng, cũng là một bệnh nhân đang điều trị bệnh bạch cầu, đã lợi dụng lòng tin của các nạn nhân bằng chiêu trò góp vốn hỗ trợ tinh vi. (Ảnh: Sina, minh họa)

Vụ lừa đảo đặc biệt nghiêm trọng vừa được phanh phui tại "thôn Tiểu Bạch", khu vực tập trung đông đảo bệnh nhân bạch cầu và gia đình họ gần Bệnh viện Lục Đạo Bồi, thị trấn Yến Giao, thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Hơn 300 người, đa phần là những bệnh nhân đang chống chọi với căn bệnh ung thư máu hiểm nghèo, đã bị lừa mất tổng cộng hơn 30 triệu NDT (khoảng 104,6 tỷ đồng), số tiền lẽ ra được dùng để duy trì sự sống. Thủ phạm họ Hoàng, cũng là một bệnh nhân đang điều trị bệnh bạch cầu, đã lợi dụng lòng tin của các nạn nhân bằng chiêu trò góp vốn hỗ trợ tinh vi. (Ảnh: Sina, minh họa)

Vụ việc bắt đầu từ tháng 5/2023, khi Hoàng lập nhóm chat có tên "May Mắn Như Ý", thu hút các bệnh nhân bạch cầu tham gia bằng cách trả 200 NDT (khoảng 700.000 đồng) cho mỗi người giới thiệu.

Vụ việc bắt đầu từ tháng 5/2023, khi Hoàng lập nhóm chat có tên "May Mắn Như Ý", thu hút các bệnh nhân bạch cầu tham gia bằng cách trả 200 NDT (khoảng 700.000 đồng) cho mỗi người giới thiệu.

Chiêu bài góp vốn hỗ trợ từ thiện với lời hứa hẹn lợi nhuận cao, chẳng hạn như chương trình "5 vạn ghép 1 vạn" – đầu tư 50.000 NDT, sau 2 tháng nhận lại 60.000 NDT – đã đánh trúng tâm lý người bệnh đang cần tiền gấp để chữa trị.

Chiêu bài góp vốn hỗ trợ từ thiện với lời hứa hẹn lợi nhuận cao, chẳng hạn như chương trình "5 vạn ghép 1 vạn" – đầu tư 50.000 NDT, sau 2 tháng nhận lại 60.000 NDT – đã đánh trúng tâm lý người bệnh đang cần tiền gấp để chữa trị.

Ban đầu, chương trình hoạt động trơn tru, tiền gốc và lãi đều được trả đầy đủ, tạo nên lòng tin vững chắc cho các nạn nhân. Tuy nhiên, dấu hiệu bất thường xuất hiện vào cuối tháng 11/2023 khi việc trả tiền bắt đầu chậm trễ.

Ban đầu, chương trình hoạt động trơn tru, tiền gốc và lãi đều được trả đầy đủ, tạo nên lòng tin vững chắc cho các nạn nhân. Tuy nhiên, dấu hiệu bất thường xuất hiện vào cuối tháng 11/2023 khi việc trả tiền bắt đầu chậm trễ.

Ngày 25/11/2023, nhiều người không nhận được tiền đã kéo đến nhà Hoàng đòi hỏi nhưng chỉ nhận được lời hứa hẹn mập mờ và những cuộc gọi bị ngắt kết nối với kế toán có tên Mạnh Tường Long.

Ngày 25/11/2023, nhiều người không nhận được tiền đã kéo đến nhà Hoàng đòi hỏi nhưng chỉ nhận được lời hứa hẹn mập mờ và những cuộc gọi bị ngắt kết nối với kế toán có tên Mạnh Tường Long.

Sau đó, sự thật phũ phàng được hé lộ, đây là một trò lừa đảo khổng lồ. Từ tháng 11/2023, Hoàng chuyển sang hình thức cho người tham gia chuyển tiền trực tiếp cho nhau, ngụy biện là để lách luật trong việc sao kê lịch sử giao dịch ngân hàng, thực chất là để che giấu hành vi lừa đảo.

Sau đó, sự thật phũ phàng được hé lộ, đây là một trò lừa đảo khổng lồ. Từ tháng 11/2023, Hoàng chuyển sang hình thức cho người tham gia chuyển tiền trực tiếp cho nhau, ngụy biện là để lách luật trong việc sao kê lịch sử giao dịch ngân hàng, thực chất là để che giấu hành vi lừa đảo.

Hậu quả vô cùng đau lòng, nhiều bệnh nhân buộc phải ngừng điều trị vì không đủ tiền thuốc, phải nhịn đói, thậm chí phải bỏ dở cuộc chiến với bệnh tật để trở về quê nhà. Trong số các nạn nhân, có cả những người giao hàng, hộ nghèo, mẹ đơn thân, những người đã dốc hết số tiền dành dụm, thậm chí vay mượn, để rồi mất trắng.

Hậu quả vô cùng đau lòng, nhiều bệnh nhân buộc phải ngừng điều trị vì không đủ tiền thuốc, phải nhịn đói, thậm chí phải bỏ dở cuộc chiến với bệnh tật để trở về quê nhà. Trong số các nạn nhân, có cả những người giao hàng, hộ nghèo, mẹ đơn thân, những người đã dốc hết số tiền dành dụm, thậm chí vay mượn, để rồi mất trắng.

Sự việc càng thêm đau lòng khi Hoàng chính là một bệnh nhân bạch cầu từng trải qua hai lần ghép tủy, lại lợi dụng điều này để tạo lòng tin. Hắn tự nhận là mồ côi, đăng ảnh chứng minh thư lên nhóm và ngay cả trong ngày ghép tủy vẫn duy trì hoạt động góp vốn hỗ trợ, khiến mọi người tin tưởng tuyệt đối vào hắn.

Sự việc càng thêm đau lòng khi Hoàng chính là một bệnh nhân bạch cầu từng trải qua hai lần ghép tủy, lại lợi dụng điều này để tạo lòng tin. Hắn tự nhận là mồ côi, đăng ảnh chứng minh thư lên nhóm và ngay cả trong ngày ghép tủy vẫn duy trì hoạt động góp vốn hỗ trợ, khiến mọi người tin tưởng tuyệt đối vào hắn.

Cảnh sát đã bắt giữ Hoàng, tuy nhiên hắn ta vẫn quanh co chối tội, cho rằng đã sử dụng tiền của người tham gia để đầu tư lại vào những hạng mục khác nhưng thua lỗ. Đây là lời bào chữa điển hình trong các vụ lừa đảo tài chính. Lời khai về sự tồn tại của một "quỹ từ thiện" bảo chứng cũng đã bị cảnh sát bác bỏ.

Cảnh sát đã bắt giữ Hoàng, tuy nhiên hắn ta vẫn quanh co chối tội, cho rằng đã sử dụng tiền của người tham gia để đầu tư lại vào những hạng mục khác nhưng thua lỗ. Đây là lời bào chữa điển hình trong các vụ lừa đảo tài chính. Lời khai về sự tồn tại của một "quỹ từ thiện" bảo chứng cũng đã bị cảnh sát bác bỏ.

Theo cảnh sát, vụ việc không chỉ phơi bày thủ đoạn lừa đảo tinh vi mà còn đặt ra vấn đề về sự dễ bị tổn thương của các bệnh nhân bạch cầu đang phải đối mặt với áp lực kinh tế khổng lồ. Sự tin tưởng mù quáng, cộng thêm sự tuyệt vọng trong cuộc chiến sinh tử, đã đẩy họ vào bẫy của kẻ lừa đảo. Đây là bài học đắt giá về cảnh giác và sự cần thiết của việc kiểm soát thông tin tài chính trong xã hội.

Theo cảnh sát, vụ việc không chỉ phơi bày thủ đoạn lừa đảo tinh vi mà còn đặt ra vấn đề về sự dễ bị tổn thương của các bệnh nhân bạch cầu đang phải đối mặt với áp lực kinh tế khổng lồ. Sự tin tưởng mù quáng, cộng thêm sự tuyệt vọng trong cuộc chiến sinh tử, đã đẩy họ vào bẫy của kẻ lừa đảo. Đây là bài học đắt giá về cảnh giác và sự cần thiết của việc kiểm soát thông tin tài chính trong xã hội.

Mời độc giả xem thêm video: Nhiều phụ huynh mất tiền vì "sập bẫy" thủ đoạn lừa đảo tuyển người mẫu nhí

Bích Hậu (Theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/the-gioi/phan-no-vu-be-boi-tien-tu-thien-tai-ngoi-lang-ung-thu-mau-2064052.html