Phân tích: Chủ nghĩa thực dụng về dầu mỏ lên ngôi

Đến khi nào thì Hoa Kỳ cũng sẽ buộc phải cắt giảm sản xuất? Liệu thỏa thuận giữa OPEC+, Hoa Kỳ, Ả Rập Saudi và Nga về giảm sản lượng có thể làm tăng giá dầu? Sputnik đã phỏng vấn Francis Perrin, một chuyên gia về dầu khí.

Những tuyên bố về cắt giảm sản lượng của Tổng thống Mỹ không làm dầu tăng giá

Những tuyên bố về cắt giảm sản lượng của Tổng thống Mỹ không làm dầu tăng giá

Ngày 15/4, IEA (cơ quan năng lượng quốc tế) dự đoán rằng mức tiêu thụ dầu hàng ngày trong năm 2020 sẽ giảm 9,3 triệu thùng, và đặt cược vào sự phục hồi dần dần trong nửa cuối năm nay. Mức giảm trên tương đương với mức tiêu thụ hàng ngày của thế giới vào năm 2012, và nên biết rằng năm 2019, 100 triệu thùng dầu đã được tiêu thụ hàng ngày trên thế giới. Chỉ riêng trong tháng 4/2020, nhu cầu dầu sẽ giảm 29 triệu thùng mỗi ngày, tổ chức IEA cho biết.

Giảm 30 triệu thùng mỗi ngày thì tăng mới giá?

Ngay cả khi thỏa thuận OPEC + (một tổ chức tập hợp 14 quốc gia OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) và 10 quốc gia sản xuất khác, bao gồm Nga, Mexico và Kazakhstan) được công bố ngày 12/4, giá vàng đen không tăng, thậm chí còn giảm hơn nữa.

Ngày 15/4, giá dầu WTI ở New York đã giảm xuống dưới mốc 20 đô la. Ngay cả những lời tán dương của Tổng thống Donald Trump về việc giảm hơn nữa sản lượng toàn cầu, khoảng 20 triệu thùng mỗi ngày, cũng không làm được gì.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, Francis Perrin, chuyên gia về các vấn đề năng lượng tại IRIS (Viện Quan hệ Chiến lược và Quốc tế Pháp) chỉ ra rằng "thời kỳ khó nhất là quý thứ hai, tháng Tư, tháng Năm và tháng Sáu", bởi vì "chính trong giai đoạn này rủi ro lớn nhất là sự sụp đổ của giá thậm chí còn thấp hơn", tức là giá sẽ tiếp cận mức 10 đô la.

Sự đón nhận của các thị trường là khá lạnh nhạt trước thông tin của ông Trump, bởi vì họ mong đợi nhiều hơn nữa. Chúng ta đã nói về sự cắt giảm 15 đến 20 triệu thùng mỗi ngày, nhưng chúng ta phải thực tế. Bạn không thể cắt giảm sản lượng dầu của thế giới 20 triệu thùng mỗi ngày trong chớp mắt.

Do đó, mức giảm lịch sử 9,7 triệu thùng mỗi ngày mà các nước OPEC + đạt được dường như không đủ để làm tăng giá dầu. Thỏa thuận này giữa các nước OPEC và các nước không thuộc OPEC đã được đưa ra để chấm dứt cú sốc sau thất bại của thỏa thuận ngày 6/3 giữa Nga và Arập Saudi, kết hợp với sự tê liệt về nhu cầu dầu do tình trạng phong tỏa của một nửa cư dân trái đất. Trên trang web Kiến thức về Năng lượng, Giáo sư Patrice Geoffron nói rằng phải cắt giảm khoảng 30 triệu thùng mỗi ngày thì mới "hy vọng giá sẽ tăng đáng kể".

Dầu Mỹ ngày càng ít lợi nhuận

Đối với các nhà sản xuất dầu lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới, Nga và Ả Rập Saudi, mức giảm này sẽ rất kinh khủng. Cuộc "hòa giải Nga-Ả Rập" ngày 12/4 cũng chỉ khiến hai quốc gia cam kết mỗi bên giảm sản lượng của mình, -2,5 triệu thùng dầu, tức là 5 triệu thùng dầu trong tổng số 9,7 triệu cho 20 quốc gia OPEC +. Liên quan đến Hoa Kỳ, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, việc giảm đơn phương khó có thể đạt được vì luật chống độc quyền, hạn chế mọi khả năng ấn định giá. Chỉ có Ủy ban Texas Railroad mới có thẩm quyền điều tiết sản xuất tại tiểu bang miền nam này, nơi khai thác 40% lượng dầu của Mỹ.

Là những trường hợp rất đặc biệt trên thế giới, các công ty dầu mỏ của Mỹ, một số công ty khổng lồ và những công ty nhỏ khác, thuộc quyền sở hữu tư nhân và về lý thuyết có thể tiếp tục sản xuất dầu khí như họ muốn. Trừ phi việc khai thác dầu đá phiến trở nên đắt đỏ hơn. Để có thể sinh lãi, giá của một thùng dầu đá phiến khai tác ở Mỹ phải đạt ít nhất 50 đô la, nên biết rằng ngành dầu mỏ Mỹ đã mắc nợ rất nhiều, lên đến 86 tỷ đô la, theo Moody. Bằng quy luật thị trường, Francis Perrin tin rằng các công ty Mỹ sẽ đóng bớt giếng khai thác dầu vì giá thấp. Điều này "sẽ vô tình đóng góp" vào nỗ lực giảm sản xuất do OPEC + đưa ra.

"Ở Hoa Kỳ, người ta sẽ không tuân theo yêu cầu giảm sản lượng của ông Donald Trump. Nhưng chúng ta biết rằng do mức giá thấp, sản xuất dầu của Hoa Kỳ sẽ giảm vào năm 2020, đơn giản là vì với mức giá đó, ở một số vùng của Mỹ, việc sản xuất không còn có lãi", ông Francis Perrin nói.

Trong khi Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ, Dan Brouillette, nói về việc giảm sản lượng của Mỹ xuống khoảng 2 triệu thùng/ngày, thì trang web Kiến thức về Năng lượng gợi lên những dự đoán bi quan hơn, trên 3 triệu thùng/ngày.

Bị ảnh hưởng bởi các chiến lược của Nga và Arập Saudi, dầu đá phiến Mỹ sẽ là một trong những nạn nhân đầu tiên của vụ khủng hoảng giá dầu lần này, có thể gây ra hậu quả trung hạn cho việc tái cấu trúc ngành công nghiệp này ở Mỹ. Do đó, những nỗ lực hòa giải mạnh mẽ từ phía Tổng thống Mỹ trong những tuần gần đây, với Tổng thống Vladimir Poutine và Quốc vương Mohamed ben Salmane, để đồng ý về sự cắt giảm tập thể trong sản xuất dầu.

Nhà nghiên cứu IRIS cho rằng việc giải quyết cuộc khủng hoảng dầu mỏ hiện rất đặc biệt, giữa ba nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. "Đó là một chủ nghĩa thực dụng về dầu mỏ chứ không phải theo cách tiếp cận ý thức hệ", ông Francis Perrin kết luận.

Nh.Thạch

RT

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/phan-tich-chu-nghia-thuc-dung-ve-dau-mo-len-ngoi-569609.html