Phân tử ở loài bọt biển có tác dụng chữa ung thư
Theo Medical Express, các nhà nghiên cứu tại Đại học y South Carolina, Đại học Charleston (Mỹ), Đại học Gaja Mada (Indonesia) và Đại học Malaya (Malaysia) đã phát hiện ra loài bọt biển (sponge) được tìm thấy ở vịnh Manado, Indonesia, tạo ra một phân tử có tên là manzamine A, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung.
Các nhà khoa học đã điều tra tác động của manzamine A đối với các tế bào ung thư bằng cách sử dụng 4 dòng tế bào ung thư cổ tử cung khác nhau. Và họ đã chứng minh được rằng: manzamine A đã ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào khỏe mạnh.
Trong một nghiên cứu gần đây, người ta đã chứng minh rằng manzamine A làm giảm mức độ biểu hiện của một loại protein đặc trưng cho một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung, chính loại protein này cũng làm xấu đi kết cục của các bệnh nhân.
Mô phỏng máy tính lần lượt cho thấy manzamine A có cấu trúc tương tự với các chất ức chế đã được biết đến của protein này.
Tuy nhiên, manzamine A ngăn chặn protein vấn đề hiệu quả hơn 10 lần. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội ung thư Mỹ sẽ có 13.800 ca chẩn đoán mới về ung thư cổ tử cung và 4.290 trường hợp tử vong vào năm 2020.
Mặc dù các xét nghiệm Pap và tiêm vắc xin HPV đã làm giảm số ca tử vong do ung thư cổ tử cung, nhưng căn bệnh này vẫn là ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ.